Hội chứng “đốm trắng” ở tôm có thể nhiều loại, do nhiều nguyên nhân. Có thể do tác nhân vô sinh (môi trường) hoặc hữu sinh (vi khuẩn, virus). Mỗi tác nhân gây bệnh có những đặc điểm khác nhau, cần xử lý khác nhau.
Chất thải tại các ao nuôi tôm hiện chưa được xử lý triệt để, được cho là nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trên tôm. Mới đây, nhóm các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản) thử nghiệm quy trình nuôi tôm bằng công nghệ Nhật, nhằm giải quyết phần nào nỗi lo tôm chết.
Ngành tôm Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức, yêu cầu của thị trường thế giới ngày một cao; trong nước, người nuôi tôm đang chịu áp lực giá vật tư đầu vào cao, kém chất lượng, con giống đã qua xét nghiệm vẫn xảy ra bệnh; tình trạng treo đầm diễn ra khá phổ biến. Con tôm cần cơ hội để chuyển mình.
Sau khi phân tích về tình trạng nguồn nước, dữ liệu sẽ được ghi lại và truyền về máy tính thông qua mạng di động không dây (3G) chỉ trong vòng vài phút để người sử dụng có thể biết được nguồn nước của mình có đảm bảo hay không.
Tại kỳ họp chuyên đề tôm của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu ở Vancouver, British Columbia, Canada (tháng 10/2015), một nhóm chuyên gia nghiên cứu tôm đã thảo luận về vi bào tử trùng microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei, ký sinh trùng nấm hình thành bào tử, và làm cách nào bệnh có thể ảnh hưởng đến nguồn cung tôm toàn cầu.
Sau khi trả hết các khoản chi phí, vẫn thu lãi được khoảng 3,4 triệu đồng mỗi ngày, đó là thu nhập mà Thuyền trưởng Craig Stewart và người bạn đồng hành Tim Lovett kiếm được sau mỗi chuyến đánh bắt tôm hùm ở Maine (Mỹ).
Nuôi tôm hùm thương phẩm đang gặp một số bệnh làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng. Nắm vững các biện pháp phòng, trị bệnh cho tôm hùm để kịp thời hạn chế thiệt hại kinh tế cho người nuôi, là rất cần thiết.
Con tôm luôn là cứu cánh của sản xuất thủy sản, đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Giá trị mang về từ đối tượng này hàng nằm luôn nằm trong nhóm “tỷ đô”. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chứa đựng quá nhiều rủi ro.