Trong thức ăn thủy sản, các thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin và các axit amin. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, hiệu quả nuôi trồng cao.
Hội thảo quốc tế lần thứ 16 về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (ISFNF) gần đây nhất được tổ chức tại thị trấn ven biển Cairns ở Queensland, Australia từ 25 đến 30 tháng 5, năm 2014. Cairns được biết đến là điểm đến lý tưởng khi tham quan Great Barrier Reef tráng lệ. Khoảng 360 đại biểu bao gồm các học giả và các nhà sản xuất thức ăn thủy sản đến từ 38 quốc gia đã tham dự hội nghị được tổ chức hai năm một lần ở các nước khác nhau trên khắp thế giới.
Thức ăn thủy sản hiệu suất cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong việc xây dựng, sản xuất và ứng dụng: tính ngon miệng, kích thước hạt, độ trôi nổi và ổn định chất lượng. Mặc dù có giá thấp hơn trên một đơn vị khối lượng, nhưng thức ăn có hiệu suất thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm năng suất.
Sản xuất 90 tấn thức ăn theo quy trình công nghệ xây dựng cho tôm hùm giai đoạn giống và thương phẩm; tiết kiệm 24% chi phí thức ăn so với cá tạp;… là những kết quả của Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” (mã số KC.06.DA05/11-15) do PGS. Lại Văn Hùng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm.
Để nuôi một hecta tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh cần tới 11 – 26 tấn thức ăn và giá trị chiếm hơn 50% tổng chi phí đầu tư. Nếu quản lý thức ăn không tốt, giá thành nuôi tôm sẽ tăng, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường…
Giới thiệu về giá trị dinh dưỡng, phương thức phối chế và quy trình chế biến thức ăn cơ bản nhất cho cá từ những nguyên liệu: cám gạo, cá tạp, bột cá, bột đậu nành,…