Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản là đầu tư, không phải chi phí

Trong nuôi trồng thủy sản, quản lý chi phí thức ăn là một trọng tâm chính vì thức ăn thường là chi phí đầu vào lớn nhất. Thay đổi quyết định liên quan đến nguồn thức ăn từ việc hướng nó là một chi phí quan trọng sang việc chỉ xem thức ăn như là một sự đầu tư có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn. Thức ăn thủy sản hiệu suất cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong việc xây dựng, sản xuất và ứng dụng: tính ngon miệng, kích thước hạt, độ trôi nổi và ổn định chất lượng. Mặc dù có giá thấp hơn trên một đơn vị khối lượng, nhưng thức ăn có hiệu suất thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm năng suất.

Quản lý chi phí là một thách thức liên tục cho tất cả các doanh nghiệp. Trong nuôi trồng thủy sản, quản lý chi phí thức ăn là một trọng tâm chính vì thức ăn thường là khoản mục chi phí lớn nhất khi so sánh với tất cả các nguồn đầu vào khác. Thông thường, cách tiếp cận khi quản lý khoản mục chi phí này là giảm tổng chi phí của các loại thức ăn được sử dụng hoặc giảm chi phí trên đơn vị (giá) của thức ăn. Trong cả hai trường hợp đều tập trung vào “chi phí”.

Đây có phải là chiến lược kinh doanh tốt nhất? Có thể không, bởi vì nó sẽ là một hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều nếu xem những gì chúng ta trả tiền cho thức ăn như một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí. Chi phí là một kinh phí cần thiết để có được một cái gì đó, trong khi đầu tư là một kinh phí với hy vọng đạt được một lợi nhuận. Trong trường hợp sau, vấn đề chính là lợi nhuận đầu tư, không chỉ là chi phí hay giá cả. Hầu như bất kỳ một chi phí bổ sung nào đều có thể là hợp lý nếu phần thu về được tăng lên.

Nếu những giả định trên là chính xác, thì các cơ hội lợi nhuận chính trong nuôi trồng thủy sản không nằm trong các ao nuôi, mà là trong suy nghĩ của những người có ảnh hưởng và ra quyết định liên quan đến việc mua thức ăn. Thách thức đó sẽ làm thay đổi mô hình để thức ăn được xem như là một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí.

Chương trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thức ăn ảnh hưởng đến kết quả và năng suất của các hệ thống nuôi trồng thủy sản ở một mức độ lớn hơn nhiều so với các hệ thống chăn nuôi động vật máu nóng như gà và lợn. Trong cả hai trường hợp, thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả thức ăn, hiệu quả sinh sản và chất lượng sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản.

Ví dụ, thức ăn có ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự suy giảm chất lượng nước. Thức ăn thủy sản phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về tính ngon miệng, hấp dẫn, kích thước hạt, kết cấu, độ trôi nổi, ổn định trong nước và hồ sơ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, động vật thủy sản thường nhạy cảm hơn với thuốc trừ sâu và các độc tố từ nấm mốc gây ô nhiễm thức ăn. Phương pháp cho ăn cũng khó tính hơn.

Thức ăn nuôi trồng thủy sản hiệu suất cao phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc xây dựng, sản xuất và ứng dụng. Việc thiếu sự chú ý đến các tiêu chí dẫn đến kết quả hiệu suất thức ăn thấp hơn, giảm năng suất và giảm lợi nhuận.

Thực hiện các cách cho ăn khác nhau

Trong năm 2013, Zeigler Brothers đã tiến hành một dự án để so sánh hiệu suất tăng trưởng của tôm thương phẩm sử dụng các loại thức ăn khác nhau có trên thị trường Tây Bán Cầu. Hoạt động thử nghiệm thức ăn đã được tiến hành tại một cơ sở nghiên cứu trong nhà sử dụng hệ thống tuần hoàn làm sạch nước.

Ngày 07 tháng 11, mỗi bể 0,03 m3 được thả 5 con tôm với trọng lượng trung bình 8,43 g/ con từ một trại sản xuất giống trong lục địa Hoa Kỳ. Mỗi giao thức được lặp lại 8 lần và cho ăn 15 lần một ngày. Độ mặn là 33 ppt, và nhiệt độ là 29 °C. Ánh sáng được cung cấp 12 giờ và 12 giờ tắt. Các kết quả nghiên cứu sau 35 ngày được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của tôm cho ăn các loại thức ăn công nghiệp

15486295807_f7ecfdbcf2_o.png

* Các nghiệm thức tương ứng với những chữ cái giống nhau là không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5%.

Tám trong số các loại thức ăn được sử dụng có hàm lượng protein là 35%, trong khi loại thức ăn thứ 9 có hàm lượng protein là 28%. Thức ăn 1 là một công thức đặc biệt để tạo ra tăng trưởng tối đa. Thức ăn 2 được tùy ý chỉ định để làm thức ăn đối chứng mà tất cả các loại thức ăn khác được so sánh trên một tỷ lệ phần trăm cơ sở.

Tốc độ tăng trưởng của tôm thông qua nghiên cứu được xem là bình thường đối với loại thử nghiệm này. Tôm cho ăn thức ăn 1 tăng trưởng nhanh nhất, 2,51 g / tuần, đó là thống kê có sự khác biệt hơn so với tất cả các loại thức ăn khác, ngoại trừ lô đối chứng có tốc độ tăng trưởng là 2,13 g / tuần. Tốc độ tăng trưởng của tất cả các nghiệm thức khác là thấp hơn so với đối chứng.

Các loại thức ăn công nghiệp khác nhau cho kết quả tốc độ tăng trưởng hàng tuần khác nhau, 1,32-2,13 g. Từ việc kiểm soát các điều kiện trong nghiên cứu này, không thể kết luận các loại thức ăn đã được thực hiện theo cùng một phương pháp tương tự như dưới điều kiện ao nuôi công nghiệp, nhưng rõ ràng nó cho thấy rằng các loại thức ăn công nghiệp khác nhau thực sự có sự khác nhau khi so sánh tốc độ tăng trưởng, nó tương quan trực tiếp đến dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn khi không bị ảnh hưởng bởi năng suất tự nhiên.

Mặc dù các số liệu tăng trưởng tương đối rõ ràng, có dữ liệu được tích lũy trên hiệu quả thức ăn, tỉ lệ sống, khả năng chống chịu stress, tính toàn vẹn của hệ thống miễn dịch và sức đề kháng với bệnh tật. Những điều này và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận được biết đến có liên quan đến dinh dưỡng, thức ăn và cách cho ăn.

Chúng ta có thể làm tốt hơn?

Mô hình kinh tế đang sử dụng dữ liệu hiện nay cho thấy để cải thiện 15% tốc độ tăng trưởng của tôm có thể tiêu tốn 25% ($ 0,279 / kg) chi phí thức ăn (giá tăng) nhưng vẫn hòa vốn. Điều này cho thấy rõ ràng rằng việc mua các nguồn thức ăn chi phí thấp nhất rất có thể không đem đến cơ hội lợi nhuận.

Một ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản có thể đem lại nhiều thành công và lợi nhuận hơn khi và chỉ khi các mô hình có thể được thay đổi để xem mua thức ăn như một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí. Cả khách hàng cũng như nhà cung cấp sẽ đều có lợi thông qua những nỗ lực chung để thay đổi mô hình.

Đầu tư một cách khôn ngoan hơn trong thức ăn và xem lợi nhuận tăng lên.

Source: Changing The Paradigm – Feed Is An Investment, Not A Cost – Global Aquaculture Advocate – Tháng 9 – 10/2014, trang 28 – 29.

Theo KS NGUYỄN VĂN THÀNH, VINHTHINH BIOSTADT, 30/10/2014

Ý kiến của bạn