Xúc trùn chỉ, nghề mưu sinh giữa lòng sông

Xúc trùn chỉ đòi hỏi người làm phải có sức khỏe, chịu được lạnh và thích nghi môi trường ô nhiễm. Nghề này đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.

Mới vào nghề

Không chỉ có ông Lư Ngọc Ẩm, rất nhiều hộ dân ấp Bình Thành, xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) trước nay vốn nghèo khó, không đất sản xuất; nhưng từ khi tham gia nghề xúc trùn chỉ, cuộc sống đã dần thay đổi. Ông Ấm kể: “Tôi đến với nghề này trong một lần tình cờ, khi gặp được người đãi trùn chỉ gần nhà, từ đó, gợi nên cho tôi sự tò mò với công việc này. Cùng đó, để quyết định chuyển từ làm thuê sang xúc trùn, tôi bỏ thời gian tìm hiểu thị trường tiêu thụ loài này”.

Thấy nghề “ngon ăn” nên ông Ẩm đã tự trang bị các thứ đồ nghề (vợt, thau…). Người khác có được cuộc sống khá giả hơn nên đi xúc trùn bằng xe gắn máy; còn với ông lo ăn đã khó, nói chi chuyện sắm phương tiện. Hằng ngày ông “cuốc bộ” đi xúc trùn. Dụng cụ để xúc trùn khá đơn giản, chỉ cần có cái vợt được làm bằng lưới cước Thái, cán làm bằng sắt và 5 – 15 cái thau để đãi và ủ trùn (tùy theo số lượng nhiều hay ít). Để chọn được nơi có nhiều trùn, ngoài kinh nghiệm tích lũy từ trước, người thợ xúc phải biết phán đoán, đi nhiều nơi để quan sát.

Trùn chỉ sống nhiều ở những ao đọng, thối
Ngư dân lặn hụp xúc trùn chỉ. Trùn chỉ sống nhiều ở những sông, ao đọng, thối.

Đứng trước hàng chục thau trùn đang đãi, ông Ẩm nói thêm, ngày trước chủ yếu làm nghề trong xã và huyện lân cận; nhưng nghề này dễ làm nên nhiều người trong xóm làm theo, khiến ông Ẩm phải đi xa, đến các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang kiếm ăn.

Cách đây gần 6 năm, chỉ mình ông Ẩm làm nghề này nên nguồn thu nhập ổn định và không phải đi xa. Ông Ẩm khoe: “Ngày trước ít người xúc, trùn bán chỉ được 20.000 đồng/kg mà cứ sau 2 ngày tôi lại mua được 1 chỉ vàng. Từ chiếc xe cà tàng, tôi đã sắm được chiếc xe xịn để phục vụ công việc và đi lại…”.

Nhộn nhịp xóm trùn

Dễ làm, không cần đầu tư nhiều mà vẫn có thể thu nhập cao. Chính vì vậy rất nhiều nông dân trong xóm tham gia xúc trùn chỉ. Ông Ẩm kể: Trước đây chỉ có vài hộ, nhưng đến nay số lượng người làm nghề đã lên 60. Bình quân mỗi người xúc được 600 – 800 kg trùn/tháng, trừ chi phí còn lãi 27 – 30 triệu đồng.

Nói về kinh nghiệm xúc trùn, ông Ẩm chia sẻ, trùn chỉ thường sống ở những vùng nước chảy chậm, đầm lầy, ao, hồ, tại những nơi nước luôn ấm và ô nhiễm, thiếu ôxy mà chủ yếu ở vùng nông thôn, tập trung ở các khu vực nuôi thủy sản như đê, ao nuôi cá tra… vì loài này sinh sôi từ ao thức ăn, phân chuồng. Mùa vụ xúc trùn chỉ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11 (âm lịch) hằng năm.

Ông Cao Văn Hoàng, cùng ở ấp Bình Thành, mới làm nghề xúc trùn chỉ, cho biết: Thời gian xúc trùn chỉ bắt đầu 7 – 9 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều. Mỗi ngày, xúc trong 4 – 5 giờ. Chưa nhiều kinh nghiệm nhưng cũng thu nhập 300.000 – 500.000 đồng/ngày, có ngày trên 700.000 đồng.

Những hộ làm có vốn thì đầu tư bễ bạc thế này rồi đổ trùn vào
Những hộ làm có vốn thì đầu tư bễ bạc thế này rồi đổ trùn vào

Sau đó, trùn tựu thành từng mảng và chỉ mang vợt đết hớt trùn
Sau đó, trùn tựu thành từng mảng và chỉ mang vợt đết hớt trùn

Ông Ấm kể thêm: “Trùn chỉ là loài “ăn dơ ở sạch”, tuy sống trong nước bẩn nhưng khi đem về phải lưu trữ cẩn thận mới không chết. Vì thế tôi đào rất nhiều ô đất nhỏ, lót bạt, bơm nước giếng và chạy ôxy để trữ trùn chỉ. Để đãi trùn, trước tiên cho trùn mới xúc vào thau và cho nước sạch vào, sau 2 giờ trùn kết thành mảng rồi sang bồn để trữ”.

3 giờ chiều mỗi ngày, nhiều hộ xúc trùn chỉ đem về bán lại cho ông Ẩm, người ít cũng 20 kg, người nhiều thì 30 – 40 kg, với giá 45.000 đồng/kg. Ông Ẩm kể: Các con của ông đứa nào cũng có nghề (sửa xe, công nhân, may đồ), song thu nhập không là bao. Nhờ có nghề xúc trùn chỉ, cuộc sống gia đình trở nên sung túc. Hằng ngày, ông và những đứa con trai đi đãi trùn chỉ; vợ và con gái ở nhà lựa, đãi trùn cho sạch để giao cho bạn hàng.

Nghề gian nan

Thợ xúc không chỉ hoạt động ở tỉnh An Giang mà còn sang các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang… Những nơi nước sâu, thường họ trang bị thêm ống hơi để thở. Ông Hoàng cho biết, nghề xúc trùn chỉ có thể làm quanh năm, kể cả lúc mưa nắng, lúc đêm khuya, nhưng làm nghề này phải trầm mình nơi nước thối, nước sâu phải lặn…

Theo nhiều người có kinh nghiệm, để xúc được nhiều trùn, trước tiên phải lựa chọn địa điểm và thử vài lần ở cùng một nơi để xem chỗ cần xúc có nhiều trùn hay không. Trùn thường ở dưới đáy bùn khoảng 3 cm.

Sau khi đãi sạch tạm chất trong trùn, người dân cho trùn vào túi nilon nhỏ để bán
Sau khi đãi sạch tạm chất trong trùn, người dân cho trùn vào túi nilon nhỏ để bán

Làm nghề xúc trùn chỉ dễ thu nhập cao nhưng đòi hỏi nhiều sức khỏe, chịu đựng được môi trường nước ô nhiễm. Ông Ấm bộc bạch, khi mới làm nghề, xuống ao gặp nguồn nước thối, da bị mẩn ngứa và làm sẹo đến giờ, nhưng làm riết rồi quen.

Nhận thấy nhu cầu thị trường của loài vật này rất lớn, ông Ẩm mở cơ sở thu mua trùn chỉ của dân trong xóm hơn 3 năm nay. Ngoài ra, ông còn giải quyết việc làm cho 20 người. Đối với những hộ nghèo muốn làm nghề xúc trùn chỉ mà không có điều kiện thì ông sẵn sàng hỗ trợ 7 triệu đồng để họ sắm xe, mua vợt, thau hành nghề.

Gia đình ông Ẩm cả 5 người đều tham gia nghề xúc và bán trùn chỉ. Mỗi ngày cung cấp 100 – 200 kg cho thương lái. Bình quân mỗi người thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng, từ nghề xúc trùn.



Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Trùn chỉ là giống giun nước có thân hình rất mảnh, màu hồng. Loại này thường sống ở những vùng nước chảy chậm, đầm lầy, ao, hồ tại những nơi nước luôn ấm và ô nhiễm, thiếu oxi.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Trùn chỉ là món ăn “khoái khẩu” của cá kiểng, cá giống. Để phục vụ cho nhu cầu rất lớn này, từ nhiều năm nay, nhiều hộ dân ở miền Tây cùng tham gia xúc, bán cho các vùng nuôi cá An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…. Ông Lư Ngọc Ẩm ở ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) làm nghề xúc trùn chỉ hơn 5 năm nay, cho biết ngoài phương tiện đi lại, người xúc trùn chỉ cần có 1 chiếc vợt, 1 thau nhựa để bắt và ủ trùn.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Vợt xúc trùn được làm bằng lưới cước nhuyễn, có cán sắt.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Trùn chỉ có quanh năm, nhưng thời điểm nhiều người làm nghề đi xúc tập trung nhiều nhất vào tháng 2 đến tháng 11 (âm lịch), khi các vùng nuôi cần thức ăn cho cá giống. Các tháng còn lại, khách mua trùn chỉ chỉ có người nuôi cá kiểng, nhu cầu thấp nên ít người đi xúc trùn. 

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Người xúc trùn cần có sức khỏe. Ở những nơi nước sâu, họ buộc phải dùng thêm ống thở. Do phải ngâm mình trong nước nên họ thường làm việc chỉ 4 – 5 giờ mỗi ngày,  từ 7h đến 9h sáng và 15h đến 17h chiều.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Những người có kinh nghiệm cho biết thường tập trung xúc trùn quanh các khu vực nuôi thủy sản như trong đê bao nước động lâu năm hay ao nuôi cá tra…vì trùn sinh sôi từ ao thức ăn, phân chuồng.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Đi theo những người đàn ông làm nghề xúc trùn là phụ nữ tham gia buôn bán. Những chợ trùn chỉ dã chiến như thế này có ở khắp các vùng nuôi cá miền Tây, từ An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đến Hậu Giang…Ông Cao Văn Hoàng, ở ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang, cho biết ông làm nghề xúc trùn chỉ quanh năm, kể cả mùa mưa hay lúc nắng, khi cần tiền là vác vợt ra sông. Từ khi nghề này hình thành, nhiều gia đình nghèo đã có thu nhập ổn định, nhất là lúc nông nhàn.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Trùn xúc về thường lẫn lộn với bùn đất, do vậy người ta phải cho vào thau nhựa ngâm nước từ 1 đến 2 tiếng để đãi bớt bùn đất.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Để tránh trùn bị chết trong quá trình vận chuyển, người bán thường cho chúng vào túi nylon. Mỗi túi chứa 1 kg trùn và cho thêm nước đá. Sau khi đãi, trùn được cho vào hồ nước sạch chạy oxi để xử lý tiếp bùn, sau đó mới vớt ra cân cho bạn hàng. Thường trùn xúc hôm trước là ngày sau phải bán.

Kiếm tiền bằng nghề lội bùn xúc trùn chỉ
Theo ông Ấm, bình quân mỗi người làm thường xuyên sẽ xúc được 600 đến 800 kg trùn/tháng. Giá trùn chỉ đang được các vựa thu mua khoảng 45.000 đồng/kg. Mỗi người xúc trùn có thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng/ngày, thỉnh thoảng “trúng luồn” họ thu tới 2 triệu đồng.

Theo Lê Bảo Yến – Nguyễn Nhân, Tạp chí thủy sản Việt Nam, 04/11/2014

2 bình luận trong “Xúc trùn chỉ, nghề mưu sinh giữa lòng sông”

Ý kiến của bạn