Bài viết cung cấp thông tin về các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản như vôi, zeolite, chlorine, formaldehyde, BKC, Iod, thuốc tím, rotenon, saponin, các chế phẩm sinh học probiotic, men vi sinh, vitamin C và sắc tố carotenoid…
1. Vôi (CaCO3, CaO)
Vôi là một tác nhân chính được dùng trong xử lý đất và nước ao nuôi, cũng được xem như chất diệt tạp và khử trùng, dùng để xử lý, cải tạo ao trước khi thả giống nuôi; ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua (độ acid) trong đất, tăng độ kiềm, hòa tan các vật chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển. Các loại sau đây thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: Vôi nông nghiệp (vôi đá) (CaCO3); Vôi nung (CaO) và Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2). Mỗi loại vôi có tính năng riêng, được sử dụng tùy theo mục đích. Khi cải tạo ao, với pH đất bình thường có thể sử dụng 0,5 – 1 tấn CaO/ha khi cải tạo ao. Vôi Dolomite chính là dạng vôi nông nghiệp có chứa Magnesium, được dùng khi cần kích thích tảo phát triển và ổn định độ kiềm. Khi pH trong ao < 5 lượng dùng 100 – 300kg/ha/lần.
2. Zeolite
Zeolite được sử dụng trong ao nuôi để khử H2S, CO2 và Ammonia; trong ao nuôi được dùng để làm sạch đáy ao, do trong các hạt Zeolite có nhiều xoang rỗng nên dễ dàng hấp thu các khí độc, đây chính là sự trao đổi giữa các ion có trên Zeolite với các ion có trong môi trường. Liều đề nghị sử dụng từ 180 – 350 kg/ha.
3. Chlorine
Có 02 dạng là Ca(OCl)2 (Calci hypochloride) và NaOCl (Natri hypochloride). Chlorine là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các sinh vật, được sử dụng để khử trùng nước, ao nuôi, bể ương và dụng cụ. Chlorine có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước. Trong môi trường nước mặn, lợ Chlorine hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl– ; HOCl độc đối với sinh vật gấp một trăm lần hơn OCl–. Khi pH môi trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, ngược lại khi pH môi trường cao OCl– chiếm ưu thế. Vì thế, trong môi trường có pH thấp Chlorine có hiệu quả cao hơn môi trường có pH cao.
Liều lượng Calci hypochloride sử dụng tùy thuộc vào hàm lượng Chlorine có trong Calci hypochloride và pH môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammonia,… Với hàm lượng Chlorine 60% (hiện diện trong Calci hypochloride), có thể sử dụng 50 –100ppm để khử trùng đáy ao và 20 –30 ppm để khử trùng nước ao. Trong ao đang nuôi cá có thể dùng với hàm lượng 0,1 – 0,2 ppm.
Dư lượng Chlorine trong nước được khử bằng Na2S2O3 (Thiosulphat Natri) với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd, 1992).
4. Formaldehyde (Formalin, Formol)
Formalin có thể sử dụng như chất khử trùng, được sử dụng trong trại giống và ngoài ao nuôi. Formalin diệt được các sinh vật trong môi trường bao gồm nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm và cá. Ngoài ao nuôi Formalin được sử dụng từ 10-25 ppm, đặc biệt khi bệnh bùng nổ Formalin được dùng như thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng Formalin phải có nước dự phòng để thay đổi nước nhằm loại bỏ chất hữu cơ và nó cũng là nguyên nhân làm giảm hàm lượng Oxygen trong ao nuôi. Lưu ý trong thời gian sử dụng Formalin trong ao nuôi thì ngưng cho tôm, cá ăn và sau 24 giờ phải thay đổi nước.
5. Benzalkonium Chloride (BKC)
BKC là chất độc đối với vi khuẩn, virút và nấm, và một số ngoại ký sinh trúng, hiệu quả nhanh hơn Formaldehide. Liều sử dụng khi cải tạo ao 3- 5 ppm (mực nước trong ao khoảng 10-30 cm); kiểm soát mầm bệnh có thể dùng 0,3 –1,0 ppm (mực nước trong ao khoảng 1,0 m). BKC diệt các mầm bệnh trong ao nuôi, đồng thời cũng diệt luôn các sinh vật khác nên sẽ đưa đến mất cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi; BKC cũng có thể diệt được các bào tử.
6. Iodine (Povidone – Iodine, Polyvinyl Pyrrolidone Iodide)
Iodine giống Chlorine là một chất oxy hóa mạnh có thể diệt các sinh vật, vi khuẩn, virút. Tuy nhiên, dung dịch Polyvinyl Pyrrolidone Iodide 10% vẫn có tác dụng diệt khuẩn khi trong môi trường có nhiều chất hữu cơ (không bị bất hoạt). Iodine được sử dụng như chất khử trùng ở trại giống và ngoài ao nuôi với liều lượng 1 – 5 g/m3 nước.
7. Thuốc tím (Kali Permanganate – KMnO4)
Thuốc tím (KMnO4) cũng là một chất có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt vi khuẩn. Thuốc tím được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và ngoại ký sinh trùng (nhóm Nguyên sinh động vật). Thuốc tím (KMnO4) được sử dụng với nồng độ 1-2 ppm có tác dụng tăng DO và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi (hàm lượng COD cũng giảm nhẹ); Thuốc tím trong nước hoạt động dưới dạng MnO4–, với nồng độ 20 ppm trong 1 giờ diệt được nhóm Nguyên sinh động vật và nhóm vi khuẩn dạng sợi (Flexibacter columnaris) tạo mảng bám trên tôm sú.
8. Rotenol, Saponin
Rotenol được chiết xuất từ rễ dây thuốc cá (Derris elliptica). Saponin có nhiều trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Rotenol, Saponin là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác (tôm). Được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, đối với cá Rotenol, Saponin có tác dụng ức chế hô hấp của cá; ngoài ra còn có tác dụng xử lý bệnh mảng bám trên tôm (do nhóm Nguyên sinh động vật và tảo). Liều sử dụng 2 -3 ppm trong 24 giờ. Rotenol, Saponin sẽ giảm độc tính nhanh trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc trời nắng.
9. Chế phẩm sinh học (Probiotic – Enzym)
Probiotic có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích, bao gồm các chủng Bacillus, Lactobacillus, Pseudomonas, Vi khuẩn phân giải nitrite, nitrate, cellulose, men Saccharomyces, nấm Aspergillus oryzea, … Được dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn (tùy theo thành phần của các chủng vi sinh vật hiện diện trong chế phẩm).
Men vi sinh – các enzym:các loại enzym thường được sử dụng như: Protease, Lipase, Amylase, Cellulase, … các men giúp phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ chất đạm, béo, đường, xơ, … tạo thành thức ăn cho các vi sinh vật có ích phát triển, hoặc giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi tôm.
10. Vitamin C
Vitamin C có tác dụng làm tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng giúp chống được các bệnh nhiễm khuẩn, giảm stress do các biến động môi trường.
11. Sắc tố Carotenoid
Một trong những chức năng của sắc tố Carotenoid trong thức ăn của động vật thủy sản là tạo màu sắc cho động vật thủy sản. Carotenoid có trong thịt và vỏ tôm chính là Astaxanthin. Cá, tôm không tự tổng hợp được sắc tố mà nó tùy thuộc vào lượng Carotenoid có trong thức ăn chúng sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản
Khi sử dụng kháng sinh cho các đối tượng thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm phải thận trọng, chính xác và phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
- Thật hạn chế khi sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản để tránh ảnh hưởng đến người tiêu thụ sản phẩm và thuốc sử dụng phải được luật pháp của các nước cho phép sử dụng.
- Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh: kháng sinh sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng. Tránh sử dụng những kháng sinh được dùng điều trị bệnh cho người để hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Nếu sử dụng những kháng sinh này thì dư lượng (MRL) không được phép hiện diện trong sản phẩm.
Theo Fishviet
Ao em hiện đang nuôi cá bóng tựơng nhưng lại bị ki sinh trùng đeo cắn cá rất nhiều, vậy cho em hỏi nên sử dụng thuốc gì để sử lý ki sinh trùng đeo cắn cá mà không ảnh hưởng đến cá AK??? Em Cảm ơn trước nha!
Thuốc tím – KMNO4 ứng dụng trong nhiều lĩnh vực , trong đó có xử lý mùi của nước, giảm lượng oxy hòa tan trong ao. Xử lý một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, ký sinh trùng ở mang và nấm trên tôm cá.
Chúng tôi cam kết nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện chính hãng từ nhà sản xuất, đúng nồng độ, hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố COA,MSDS…
Giá cạnh tranh, chất lượng ổn định.
Hotline: 0989.449486 – 0903.029271
Web : http://hoachatbansi.com