Đánh giá hiệu quả các sản phẩm thuốc thủy sản trên thị trường Việt Nam bao gồm các loại dinh dưỡng, kháng sinh, hóa chất, nguyên liệu, thuốc điều trị phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới đây là một số thảo dược tại Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh cho động vật thủy sản.
Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế kháng sinh trong điều trị bệnh ở tôm nuôi luôn cấp bách. Trong đó, sử dụng các thảo dược, thảo mộc được ghi nhận mang lại nhiều kết quả khả quan và là xu hướng tất yếu trong nuôi tôm hiện nay.
Ứng dụng chế phẩm vi sinh hay còn gọi là Probiotic trong nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nghề nuôi tôm và đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu các tác động của môi trường.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm. Chính vì thế để giải quyết tốt vấn đề trên nhằm góp phần tăng hiệu quả bền vững cho nghề nuôi tôm, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật.
Thuốc kháng sinh không phải cách lựa chọn tốt trong việc sử dụng xử lý bệnh chết sớm. Bởi vì không có hiệu quả và gây ra vấn đề thuốc kháng sinh lưu tồn trong tôm. Chất nhóm Polyphenol được trích xuất từ thực vật tự nhiên có tính năng trong việc kháng khuẩn (Antimicrobial activity) và có chất chống oxy hóa (Antioxidant) là cách lựa chọn đáng quan tâm trong việc sử dụng điều trị bệnh EMS.
Một khi đối tượng nuôi mắc bệnh, việc hiển nhiên là cần phải điều trị để tránh hao hụt, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc, hóa chất đúng cách.
Ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong nuôi trồng thủy sản hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ổn định và phát triển bền vững.
Vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được cảnh báo từ lâu, tuy nhiên, hào quang thành tích đã phần nào che lấp mặt trái của nó. “Ao làng” có thể qua mặt được, nhưng khi càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thì rất dễ bị loại khỏi “cuộc chơi”.
Tổng cục Thủy sản đã hướng dẫn một số biện pháp nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng và một số nguyên tắc sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường an toàn.
Ngày 16 tháng 11 năm 2015, Bộ NN&PTNT đã ban hành Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.