Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các nước Châu Á phát triển không ngừng. Mục tiêu cuối cùng là sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn nhất trên cùng một đơn vị nuôi trồng trong các hệ thống vận hành nuôi cá, giáp xác và hai mãnh vỏ.
Bảng 1: Các loại thảo dược và ứng dụng của nó trong kiểm soát dịch bệnh trên cá ở Trung Quốc
Sản xuất thủy sản ngày càng thâm canh hơn, do đó làm cho các loại mầm bệnh bao gồm các bệnh truyền nhiễm khác nhau gia tăng nhanh chóng dẫn đến thiệt hại đáng kể về kinh tế. Bệnh trong NTTS là một yếu tố quan trọng và nó gây ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng NTTS. Nhiều loại thuốc, hóa chất khác nhau đã được sử dụng trong việc điều trị và ngăn chặn mầm bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong NTTS đã dẫn đến sự hình thành các dòng vi khuẩn kháng thuốc nhiều hơn. Những dòng vi khuẩn kháng thuốc này có thể có tác dụng tiêu cực đến việc trị bệnh cho cá hoặc trên người và đến môi trường NTTS.
Bảng 2: Các loại thảo dược và ứng dụng của nó trong điều trị bệnh do ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam
Các loại thảo mộc đã được sử dụng rộng rải trên con người và thú y, đó là những sản phẩm tự nhiên không chỉ an toàn cho người sử dụng mà chúng còn được sử dụng rất phổ biến ở các nước Châu Á. Ngày nay, các loại thảo mộc hay các sản phẩm có chứa thảo mộc cũng có vai trò rất quan trọng trong NTTS.
Bảng 3: Khả năng kháng mầm bệnh vi khuẩn của một số loại thảo dược của Việt Nam
Rotenone được sử dụng rộng rải trong NTTS để diệt cá trong ao nuôi tôm, bởi vì chúng có độc tính cao với cá thậm chí ở nồng độ rất thấp và nó nhanh chóng phân hủy trong môi trường tự nhiên.
Măng tây (Asparagus racemous) được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở người. Nó cũng được sử dụng rộng rải trong nuôi cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita) và cũng có tác dụng kích thích tăng trưởng tương tự như trên người.
Bảng 4: Hoạt động kháng mầm bệnh virus trên tôm của các loại thảo dược truyền thống của Thái Lan
Rất nhiều loại thuốc thảo dược được sử dụng ở Trung Quốc để kiểm soát bệnh cá và kết quả sản xuất mang lại rất tốt (Bảng 1). Shangliang et al. (1990) đã báo cáo khả năng kháng khuẩn của của các chất chiết xuất từ 5 loại thảo dược của Trung Quốc là cây xương cá (Stellaria aquatica), hoa móc tai (Impatiens biflora), cây anh thảo (Oenothera biensis), cây ngải cứu (Artemisia vulgaris) và cây kim ngân (Lonicera japonica); kết quả cho thấy chúng có khả năng chống lại 13 loài vi khuẩn và 2 loại virus gây bệnh trên cá. Hai chủng vi khuẩn Aeromonas salmonicida và Edwardsiella ictaluri nhạy cảm nhất đối với các chất chiết xuất này. Trong số đó, cây xương cá có hiệu quả nhất cả về số lượng mầm bệnh bị ức chế và mức độ ức chế mầm bệnh. Cây kim ngân có khả năng ức chế hai loại virus IPNV và IHNV, trong khi đó, cây ngải cứu và cây xương cá chỉ có khả năng ức chế virus IHNV.
Bảng 5: Hoạt động kháng mầm bệnh vi khuẩn trên cá và tôm của các loại thảo dược truyền thống của Thái Lan
Ở Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành nghiên cứu về một số dược liệu dự phòng và điều trị bệnh cá tôm như lở loét, đường ruột, trắng miệng, đầu trắng, đốm đỏ và đốm nâu trên cá và bệnh phát sáng và đốm nâu trên tôm (Bảng 2, 3).
Ở Thái Lan, năm 1983 sự bùng phát của dịch bệnh lở loét (EUS) ở các trang trại nuôi cá lóc ở Uthaitance và họ đã sử dụng vỏ cây so đũa (Sesbania grandiflora) trong việc điều trị bệnh xuất huyết trên cá. Hầu hết cá đã khỏi bệnh sau khi điều trị bằng cách này. Từ những năm 1990, đã có nhiều loại thảo dược đã được sử dụng trong các trang trại tôm khi bị lây nhiễm bệnh. Ví dụ như tỏi hoặc hành đã được trộn với thức ăn viên cho tôm ăn hàng ngày để ngăn chặn lây nhiễm bệnh do vi khuẩn. Một nghiên cứu khác đã chứng minh khả năng kháng khuẩn của chiết xuất từ lá cây ổi (Psidium guajava) chống lại vi khuẩn gây bệnh trên tôm vào năm 1992. Nồng độ ức chế vi khuẩn gây bệnh Vibrio và A. hydrophila theo thứ tự là 1.25 và 0.625 mg/mL. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, chiết xuất từ lá cây ổi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát sáng trên tôm sú hiệu quả hơn cả kháng sinh oxytetracyline. Direkbusarakom et al. (1995) đã báo cáo rằng cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) và cây chó đẻ răng cưa (P. urinaria) có chứa hoạt chất kháng lại virus gây bệnh đầu vàng trên tôm. Ngoài ra, có rất nhiều loại dược liệu truyền thống của Thái Lan cũng cho thấy khả năng đề kháng nhiều mầm bệnh khuẩn và virus trên tôm cá (Bảng 4, 5).
Tuy nhiên, kiến thức và những hiểu biết của chúng ta về việc ứng dụng các loại thảo dược trong NTTS vẫn còn hạn chế và cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Medical herb: Thảo mộc, thảo dược
Disease: Bệnh
Enteritis: Bệnh đường ruột, bệnh trướng ruột
Gill rot: Bệnh thối mang
White head: Bệnh trắng đầu
Lernaeosis: Bệnh ký sinh trùng
White mouth: Bệnh trứng miệng
Dosage: Liều lượng
Consecutive: Liên tục, ví dụ: 3 consecutive days, có nghĩa là điều trị 3 ngày liên tục
Application: Cách thức sử dụng (ví dụ: trộn vào thức ăn, tạt đều xuống ao)
Direction: Thời gian điều trị
Feeding: Cho ăn
Immersion: Phương pháp ngâm, ở trường hợp này có thể hiểu là tạt thuốc đều xuống ao
Grind: Nghiền min ra
Spread: trải đều, tạt đều ra toàn ao
Pond: Ao nuôi
Control: Kiểm soát, khống chế
Powder: Dạng bột
Mix with pellet: Trộn đều với thức ăn
Inhibitory effect: Khả năng ức chế mầm bệnh, hiệu quả ức chế mầm bệnh
Treatment for disease: Trị bệnh
Antiviral against fish pathogenic virus: Kháng mầm bệnh virus trên cá
Antiviral against shrimp pathogenic virus: Kháng mầm bệnh virus trên tôm
Survival rate: Tỷ lệ sống
Percent of inhibited strain in each concentration of herb: Tỷ lệ % ức chế các dòng vi khuẩn gây bệnh trên mỗi nồng độ thảo dược
Source: Direkbusarakom S., 2004. Application of medicinal herbs to aquaculture in Asia. Walailak J Sci & Tech 2004; 1 (1): 7-14.
Theo Vietnam Aquaculture Network, 30/10/2014 ,