Bức tranh ngành nuôi trồng thủy sản tại Ấn Độ trong tương lai không xa

Chiến lược và hành động tích cực sẽ thúc đẩy tình hình nuôi trồng thủy sản và năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ấn Độ được ghi nhận là quốc gia có đóng góp lớn vào sản lượng thủy sản thế giới. Sản lượng thủy sản là 4.2 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc (FAO, 2014). Đó là một trong bốn nước có sản lượng tôm lớn nhất trên thế giới. Mặc cho những thành tựu này, sản lượng ngành thủy sản vẫn còn có thể tốt hơn. Điều này cần những chiến lược và hành động thiết yếu để thúc đẩy quá trình phát triển tích cực hơn.

Quốc gia này đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển ngành thủy sản. Trong quá khứ, cả ngành chỉ có những trại nuôi cá chép đơn lẻ, còn áp dụng những kĩ thuật nuôi truyền thống. Phần lớn cá được tiêu thụ tại những chợ nội địa, một trong số đó là West Bengal, một thị trường tiêu thụ cá lớn. Tuy nhiên, vấn đề gây trở ngại chính là quá trình vận chuyển sử dụng phương pháp truyền thống. Cá được để trong các thùng nhựa và ướp đá. Vận chuyển mất 24-48 tiếng tùy thuộc vào quãng đường. Trong nuôi tôm, cho tới gần đây, Ấn Độ vẫn chỉ nuôi đơn 1 loài là tôm sú (Penaeus monodon). Điều này mô tả một cách khá tỉ mỉ sự hạn hẹp của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ.

Sự đổi mới phía trước

Sự thay đổi đang bắt đầu nhưng vẫn rất chậm chạp. Từ năm 2008, nông dân bắt đầu áp dụng sử dụng thức ăn ép đùn cho cá ăn và chấp nhận thuê nhân công để tăng sản lượng. Hòa theo dòng chảy của xu thế, một số lượng nhỏ thức ăn viên đã bắt đầu được sử dụng. Một số hộ nuôi trồng bắt đầu phân thành 4 nhóm nuôi và cá được đóng gói hợp vệ sinh hơn, được cách ly để vận chuyển tới các thị trường tiêu thụ khác khác nhau.

Đã có một sự đổi ngôi từ khi chính phủ Ấn Độ bắt đầu cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) năm 2010. Ngoài ra, ở Ấn Độ bây giờ có một số lượng nhỏ tôm và cá được chế biến và tiêu thụ trong thị trường nội địa trái ngược với trước đó sản xuất chỉ phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Các nhà sản xuất bắt đầu tin rằng, Ấn Độ với dân số đông, phong cách sống thay đổi nhanh cũng như thu nhập tốt hơn, sẽ có nhu cầu lớn về những sản phẩm thủy sản sạch và tiện lợi.

Đã có những sự hay đổi quan trọng trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản. Giữa năm 2010 và 2013/2014,  sản lượng thức ăn thủy sản tăng 59% từ 430.000 tấn năm 2010 lên 684.000 tấn năm 2013. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự phát triển chưa được lên kế hoạch về năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năng suất tăng 306% từ 507.000 tấn mỗi năm trong năm 2010 lên tới 1.55 triệu tấn trong năm 2013/14. Nhìn vào số liệu không nhất quán giữa sản lượng thức ăn bán ra và năng suất của các nhà máy sản xuất thức ăn có thể cho chúng ta thấy rõ được điều đó. Để vượt qua giới hạn này, chúng ta cần có những kế hoạch và chiến lược rõ ràng.

Sự thay đổi về nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã xảy ra mạnh mẽ trong 2-3 năm trở lại đây. Nhu cầu tôm giống tăng từ 7 tỉ lên 20 tỉ (tăng 186%), sản lượng tôm là 160.000 tấn lên 325.000 tấn (87%), sản lượng thức ăn tăng từ 272.000 tấn lên 572.000 tấn (tăng 110%), năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng từ 390.00 tấn/năm lên 1.33 triệu tấn/năm (tăng 241%); sản lượng tôm chế biến tăng từ 130.553 tấn lên 228.620 tấn phản ánh qua sản lượng tôm xuất khẩu đạt giá trị 735 triệu USD lên 1.803 triệu USD (MPEDA, tháng 3 năm 2013). Mối quan tâm chính là sự ổn định bền vững trong lĩnh vực này.

Cuộc tranh luận về số liệu

Có một sự thiếu sót nghiêm trọng về số liệu thống kê của chính phủ về sản lượng thủy sản hiện tại. Những dữ liệu thống kê của FAO và của chính phủ Ấn Độ về căn bản là không giống nhau. Do vậy, nền sản xuất phải phụ thuộc vào số liệu của 1 hoặc 2 năm trước đó. Điều đó dẫn tới việc lên kế hoạch kinh doanh và đánh thuế thị trường không hiệu quả đặc biệt đối với sự thay đổi nhanh chóng của bức tranh toàn cảnh. Lựa chọn duy nhất cho các nhà quản lý là “tự suy luận” và dựa vào những tính toán và ước tính tốt nhất.

Nhu cầu thức ăn thủy sản

Dựa theo những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực nuôi tôm và cá, nhu cầu Ấn Độ có thể tự sản xuất thức ăn thủy sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Cả nước có 26 nhà máy sản xuất thức ăn với năng suất thiết kế 2.88 triệu tấn mỗi năm cả thức ăn  cho tôm và cá. Tuy vậy, chỉ 1.25 triệu tấn thức ăn được bán trong năm 2013 (chiếm 43.40% năng suất thiết kế). Sự khác biệt giữa năng lực sản xuất và nhu cầu cần thiết của thị trường trong năm 2013 là 1.19 triệu tấn. Đây là một cơ hội/ tiềm năng mở. Nền sản xuất nên bắt tay phát triển những chiến lược để tận dụng tốt hơn năng suất của các nhà máy sản xuất thức ăn và qua đó đổi mới ngành thủy sản trong tương lai không xa.

Cả nước có 13 nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm. Sản lượng thiết kế của những nhà máy này là 1.33 triệu tấn/năm và 572.500 tấn thức ăn nuôi tôm đã được bán trong năm 2013. Tỉ lệ tiêu thụ chỉ đạt 43%. Nếu chúng ta tăng tỉ lệ tiêu thụ lên 85%, sản xuất sẽ đạt 1.13 triệu tấn. Điều đó có nghĩa rằng sẽ có thêm 558.000 tấn thức ăn khi mở rộng lĩnh vực này.

Trong sản xuất thức ăn cho cá, năng suất thiết kế là 1.55 triệu tấn/năm. Trong năm 2013, 684.000 tấn thức ăn đã được bán chiếm 44.12%  năng suất. Nếu những nhà máy này chạy được 85% công suất thì sẽ có thêm 626.000 tấn thức ăn được sản xuất. Do vậy, chính phủ phải tính toán một cách hợp lý năng lực của các nhà máy sản xuất thức ăn và nếu cần thiết phải giảm bớt nhu cầu xây dựng. Điều đó có thể giúp chính phủ phát triển các chính sách để hỗ trợ lĩnh vực này.

Kế hoạch sử dụng thức ăn

Chính sách tiếp cận năng lực sản xuất thức ăn hiện tại phải chú ý tới những lĩnh vực liên quan của ngành thủy sản. Chúng tôi đề nghị rằng ngành sản xuất nên xem xét sản xuất thức ăn theo những phương pháp sau đây:

– Thị trường mới (200.000 tấn)

– Thức ăn cho cá chép (50.000 tấn)

– Thức ăn cho cá tra (80.000 tấn)

– Thức ăn cho các loài cá mới (45.000 tấn)

– Mở rộng các trại nuôi tôm (200.000 tấn)

– 50.000 tấn cá chế biến sẽ đòi hỏi tăng sản lượng cá và lượng thức ăn sử dụng là 150.000 tấn

– Thức ăn cho cá giống (50.000 tấn)

Tuân theo kế hoạch này, khoảng 775.000 tấn thức ăn sản xuất thêm sẽ được sử dụng trong 2-3 năm.

Lĩnh vực sản xuất thức ăn cho cá giống

Sản xuất thức ăn cho các loài cá giống là một trong những lĩnh vực phụ quan trọng của Ấn Độ. Hiện nay chỉ có cá trong quá trình nuôi mới được cho ăn. Nếu đất nước sản xuất thêm 4 triệu tấn cá thì sẽ có sự thiếu hụt về nguồn cá giống/ cá hương cho thị trường. Nếu nguồn cá giống này được cho ăn, dĩ nhiên cần phải trang bị thêm thức ăn. Thêm nữa trong việc sử dụng thức ăn, ngành nuôi trồng thủy sản cần nguồn giống chất lượng có thể phát triển tốt trong quá trình nuôi.

Các loài cá cho ăn và không cho ăn

Theo FAO (2012) nhóm cá không được cho ăn trong ngành thủy sản đã giảm từ 50% năm 1980 xuống 33.30% trong năm 2010. Ở Ấn Độ, có những chứng cứ đáng tin cậy rằng chỉ có 1 nhóm cá duy nhất, cá chép Ấn Độ. Cá chép, chiếm tỉ lệ 71.9% các trại nuôi trên thế giới (FAO, 2012) và 27.7% các giống cá chép được phân loại không cho ăn bởi chúng chủ yếu ăn lọc. Tuy nhiên, vẫn có những vùng nuôi cá chép bằng thức ăn đặc biệt là tại Trung Quốc.

Ấn Độ có thể mở rộng sản lượng bằng cách đa dạng hóa nuôi các loài cá, và tập trung vào những loài có giá trị cao như cá rô phi, cá mú, cá bốp và cá nục. Cá tra, cá rô và cá lóc là những loài có giá trị rất cao. Rất nhiều trang trại tại châu Á nuôi các loại cá này và mang lại một cơ hội lớn cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhân tố chính khuyến khích nuôi các loài cá này là sự phát triển thương mại của các trại giống chất lượng.

Chăm sóc và quảng bá con giống

Hệ thống vận chuyển và hậu cần con giống cho các trại nuôi cá nước ngọt ở Ấn Độ đang ở trong tình trạng rất tệ. Một cách trái ngược, nền công nghiệp nuôi tôm đang được cả thế giới công nhận trong quá trình sản xuất, dự trữ và vận chuyển. Ví dụ, cá ở vùng Andha Pradesh (nơi cá được nuôi thương mại với số lượng lớn) được vận chuyển bởi 250-300 xe tải mỗi ngày, vượt qua quãng đường hơn 1248 km tới thị trường mà mất khoảng 25-35 tiếng. Hàng ngày, khoảng 2.500 tấn cá được ướp đá và vận chuyển bằng cách này. Cần có một giải pháp cấp bách của ngành hậu cần thủy sản để giải quyết vấn đề này nhằm tăng giá trị, chiếm ưu thế ở những thị trường mới và tăng giá trị tích lũy.

Tại Ấn Độ, phương pháp chế biến cá, quảng bá thương hiệu và sản lượng cá tiêu thụ đang có một khoảng cách lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng về chất lượng sống và nhu cầu của người tiêu dùng, đã làm phát sinh một thị trường tiềm năng để quảng bá các sản phẩm cá hợp vệ sinh và dễ dàng chế biến. Các nhà đầu tư vào ngành thủy sản nên nhận ra điều đó, ngoài vào thị trường xuất khẩu cho tôm, vẫn còn nhu cầu lớn cho các sản phẩm cá. Ba nhân tố kinh doanh nổi bật cùng với sản xuất thức ăn gia súc và nuôi cá  là đầu tư các kế hoạch sản xuất, chế biến và quảng bá các sản phẩm cá ra nhiều thị trường khác nhau. Số lượng bán được khoảng 4.000 tấn trong hơn 2 năm qua. Đây là con số nhỏ ở thời điểm hiện tại tuy nhiên có tiềm năng mở rộng trong tương lai. Cơ hội vẫn luôn tồn tại và các nhà sản xuất nên tận dụng những lợi thế trong thị trường khẩn cấp này. Tạo ra một thị trường cho hàng thủy sản chế biến sẵn sẽ dẫn tới lượng tiêu thụ thức ăn lớn hơn bởi vì lượng cá được sản xuất nhiều hơn để cung cấp cho người tiêu dùng dẫn tới số lượng sản phẩm cũng tăng.

Thị trường nội địa

Tỉ lệ sử dụng sản phẩm cá ở Ấn Độ là 2.85 kg/ người trong năm 2010 (FAO 2014) gần với sản lượng tiêu thụ thịt gà. Trong khi nghề nuôi cá có lịch sử lâu hơn và có sản lượng cao hơn, tuy nhiên sản lượng tiêu dùng thịt gà lại tăng nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Thịt gà được quảng bá tốt và có thể thấy hiện diện ở khắp mọi nơi nhưng đối với cá thì không thể. Người Ấn Độ làm cho thịt gà và sữa có mặt khắp mọi nơi ở đất nước tuy nhiên thành công tương tự không đến với sản phẩm cá. Có rất nhiều kì vọng rằng người tiêu dùng sẽ chấp nhận sử dụng các sản phẩm cá nhiều hơn nhưng có rất nhiều yếu tố ngăn cản họ. Tổng quát lại tỉ lệ sử dụng thịt gà và cá là rất thấp tại Ấn Độ so với các quốc gia khác và so sánh với lượng đạm chuẩn tiêu chuẩn. Đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt lượng đạm trên mang đến những cơ hội to lớn cho quá trình quảng bá và phân phối các sản phẩm thủy sản.

Đa dạng hóa hệ thống nuôi trồng

Nuôi cá lồng bè, cả ở trong bờ biển và ngoài biển khơi đang được chú ý đến. Tuy nhiên sản lượng cá sản xuất được vẫn chưa có nhiều ý nghĩa. Bây giờ chúng ta có năng lực sản xuất thức ăn dạng nổi, điều đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nuôi lồng bè. Sự tăng trưởng chậm của hệ thống nuôi lồng bè cũng có một phần nguyên nhân do sự thiếu hụt dữ liệu chứng minh rằng chúng có thể mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp đầu tư. Niềm tự hào của Ấn Độ là có những khu dự trữ tốt và nguồn nước tự nhiên dồi dào, tuy nhiên điều đó chưa làm tăng sản lượng cá, là nguồn thực phẩm dồi dào. Kế hoạch phát triển tốt sẽ giúp Ấn Độ tăng thêm sản lượng thủy sản. Đây là giải pháp tốt trên con đường tận dụng khả năng có sẵn của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thị trường thức ăn mới

Đa dạng hóa thị trường là chọn lựa của các nhà đầu tư để tăng khả năng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hai thị trường dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ thức ăn thủy sản là Andhra Prades và West Bengal. Doanh số bán thức ăn ở Andhra Prades gần chạm tới 57.000 tấn hàng tháng trong khi ở các khu vực khác tổng cộng lại cũng chỉ khoảng 5.000 tấn. Bên cạnh đó, miền Tây Bengal cũng có tiềm năng to lớn về nguồn nước, các loài thủy sản và sự nhu cầu phát triển nhanh của thị trường. Đó là tiềm năng to lớn để tăng sản lượng. Tương tự như vậy, đây là cơ hội lớn để có thể thiết lập thị trường thức ăn ở các bang khác.

Nguồn tiêu thụ nguyên liệu thô

Việc quản lý nguồn nguyên liệu thô cần được chú trọng tới bởi các nhà sản xuất thức ăn. Rất nhiều những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi mới thiếu kinh nghiệm trong việc thu mua nguyên liệu và đặc biệt cả tin trong kinh doanh như chúng ta đã thấy ở Ấn Độ. Thật không may, các nhà máy thức ăn bị kẹp giữa hai quy trình không ổn định. Đầu tiên là quản lý nguồn cung nguyên liệu và thứ hai là giá cả nguyên liệu không ổn định do việc quảng bá sản phẩm thủy sản tại Ấn Độ. Một trong những biện pháp kiểm soát nguồn cung có thể chắc chắn là trang bị thêm dụng cụ, nhân lực và cải thiện sự hiệu quả trong cuộc chiến với vấn đề này.

Nguồn nước

Cuối cùng, sự hiện diện của nguồn nước tự nhiên sẵn có là thuận lợi lớn cho ngành thủy sản. Ấn Độ chiếm 2.4% diện tích thế giới, 4% nguồn nước và chiếm 17% dân số. Quốc gia không thể lãng phí hoặc không tận dụng nguồn nước tự nhiên. Ngành thủy sản đã cải thiện nhanh chóng các kĩ thuật quản lý, giới thiệu những loài mới hiệu quả hơn và áp dụng công nghệ gen trong nuôi trồng, chắc chắn sẽ đảm bảo khả năng tối ưu sử dụng thức ăn chế biến và cải thiện hệ thống quản lý nguồn nước.

Kết luận

Trong bài báo này, chúng tôi tập chung chỉ ra những vấn đề cốt lõi bao trùm ngành thủy sản Ấn Độ. Một số giải pháp đã được ban hành. Bằng cách phân tích những thiếu sót và tận dụng những cơ hội, chúng tôi tin tưởng rằng Ấn Độ có thể tăng sản lượng thủy sản. Đầu tiên là đáp ứng được nhu cầu trong nước với sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nhiều đạm. Dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi từ thập kỉ 90, một phân khúc mới của chuỗi giá trị thủy sản đã được thiết lập và chúng tôi hi vọng rằng những nhà chức trách có thẩm quyền sẽ lưu ý tới những vấn đề trên và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Ấn Độ.

Nguồn: AQUACULTURE ASIA PACIFIC – THÁNG 9 – 10/2014

Theo KS. ĐỖ NGỌC TUẤN, VINHTHINH BIOSTADT, 30/10/2014

Ý kiến của bạn