Sản lượng tôm là một trong những câu chuyện thành công của nuôi trồng thủy sản châu Á trong vòng 30 năm qua. Trong suốt thời gian đó, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đã tăng từ mức thấp hơn 500.000 tấn lên gần 4 triệu tấn, dẫn đầu là các nước châu Á.
Tuy nhiên, kể từ năm 2012, sản lượng tôm nuôi ở châu Á bắt đầu suy giảm nhanh do tác động của hội chứng tôm chết sớm hay còn gọi là EMS.
“EMS đã lấy mất khỏi thị trường 1/3 tấn tôm nuôi hàng năm trên toàn cầu và tác động kinh tế tiếp sau đã tạo thuận lợi cho những người nuôi vẫn có tôm để bán với giá cao kỷ lục,” Zuridah Merican, biên tập viên tạp chí Nuôi trồng Thủy sản châu Á Thái Bình Dương (AAP) cho biết.
Mặc dù được hưởng giá cao, một số nhà sản xuất vẫn quan ngại về tác động của EMS trong tương lai. Dù EMS đã được chứng minh nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, nhưng vẫn chưa nhìn thấy cách chữa trị và nông dân tiếp tục nghi ngờ về mức độ thả nuôi thành công trong tương lai. Thiệt hại về sản lượng do EMS và các bệnh khác không chỉ là hoàn cảnh tuyệt vọng của người nuôi tôm, mà còn gây ra tác động cấp số nhân đến các bên có quyền lợi liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ các nhà sản xuất tôm bố mẹ đến sản xuất giống, thức ăn và các nhà máy chế biến. Mất doanh thu và tác động xã hội về mất việc làm là một số mối quan tâm ở cấp quốc gia.
Để tạo điều kiện đối thoại cởi mở giữa các bên có quyền lợi liên quan chủ yếu, AAP và Công ty Truyền thông tổ chức chuỗi Hội nghị bàn tròn Nuôi trồng Thủy sản lần thứ tư (TARS 2014) ở Phuket từ ngày 20-21/8/2014. Với chủ đề, Phục hồi – Phục sinh – Phục hưng, cuộc họp kéo dài 2 ngày tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau về ngành công nghiệp nuôi tôm, đặc biệt là những thách thức về bệnh, công nghệ nuôi trồng và quy trình thực hành.
EMS – ‘tai nạn chực chờ xảy ra’
Daniel Fegan, quản lý kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của công ty Dinh dưỡng Chăn nuôi Cargill cho biết sự thay đổi lớn nhất trong nuôi tôm châu Á là sự chuyển đổi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng đầu năm 2000. Bùng nổ nuôi tôm thẻ chân trắng ở châu Á dẫn đến nới lỏng các tiêu chuẩn, kết quả làm lây lan EMS.
Nguồn: Dan Fegan, công ty Dinh dưỡng Chăn nuôi.
“Chúng ta đã trải qua 10 năm nuôi trồng tương đối ít bệnh, bây giờ chúng ta bị tác động bởi loại bệnh nghiêm trọng nhất cho đến nay”, ông nói.
Ông cho rằng ngành công nghiệp này đã “mắc sai lầm ở chất lượng tôm giống (PL); chuẩn bị ao nuôi; chất lượng nước và an toàn sinh học”. “Sự dễ dàng trong sản xuất tôm thẻ chân trắng làm ngành công nghiệp này tự mãn và quên thực hiện những điều cơ bản.”
Xét nghiệm tôm giống (PL) là việc đã từng được áp dụng nhiều hơn ở kỷ nguyên tôm sú mười năm trước, Fegan cho biết thêm, “… Nếu bây giờ việc này được làm nhiều hơn, có lẽ khi đó chúng ta có thể bị vấn đề [với EMS] trước đấy rồi.”
Manoj Sharma, giám đốc điều hành Nuôi trồng Thủy sản Mayank, chủ trang trại có cơ sở ở Gujurat, Ấn Độ, lặp lại ý kiến này.
Ấn Độ nên tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng giống như tôm sú, ông nói với các thành viên tham dự trong hội nghị TARS. Nông dân Ấn Độ nên nuôi tôm thẻ chân trắng 1 thay vì 2 vụ, mật độ thả thấp và chú trọng vào kích cỡ lớn, Sharma nói.
Cho đến năm 2009, Ấn Độ chỉ nuôi tôm sú. Do tình trạng sản xuất trì trệ vì bệnh đã hạn chế sản lượng ở mức 80,000 tấn, chính phủ Ấn Độ đã cho phép bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng đã tăng vọt và hiện đang ở mức khoảng 300.000 tấn, với 90% tôm thẻ chân trắng.
Sự bùng nổ về nhu cầu này đã đẩy giá tôm giống từ INR 0,30 lên 0,80 INR, do đó khiến cho các nhà sản xuất làm cẩu thả và đưa ra thị trường loại tôm “giả mạo”, Sharma nói. Việc này khiến tăng nguy cơ bệnh.
Roeland Wouters, kỹ sư nghiên cứu và phát triển của công ty Nuôi trồng Thủy sản Inve cũng cảnh báo phản đối sự thiển cận để tìm cách cắt giảm chi phí cho tôm giống (PL).
Chi phí cho sản xuất tôm giống (PL) rất nhỏ so với chi phí nuôi tăng trưởng, vì vậy nông dân không nên thỏa hiệp về vấn đề thức ăn và quản lý tôm giống, Wouters phát biểu tại TARS.
Ngoài chi phí chính, “nuôi tăng trưởng cũng chính là chỗ làm ra tổng lợi nhuận”, ông nói.
Ở thời điểm khi ngành này hướng đến hội nhập mạnh hơn và gia tăng kiểm soát, trong khi phải đối mặt với thời kỳ khó khăn để vượt qua bệnh, chất lượng tôm giống (PL) và tác động lâu dài của nó thu hút rất nhiều quan tâm của các nhà điều hành sản xuất giống và các trang trại nuôi.
Ngoài ra, còn có một mối liên kết giữa tôm giống (PL) và EMS, theo nguồn tin trích dẫn của Wouters trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Malaysia.
Tôm giống chất lượng cao hơn có lợi ích chi phí lớn theo như mô hình thuyết trình của Wouters dưới đây.
Ảnh hưởng của chất lượng tôm giống đến năng suất nuôiLợi ích chi phí giả địnhLợi ích chi phí theo giả thuyết khi thả tôm giống chất lượng tốt hơn: | |||
Ao nuôi tôm tăng trưởng (1 ha)thả 1 triệu tôm giống(thu hoạch tôm 15 g) | Chất lượngtôm giốngbình thường | Chất lượngtôm giốngnâng cao | Khác biệt (%) |
Tỉ lệ sống vận chuyển (%) | 91 | 95 | + 4 |
Tỉ lệ sống ao nuôi (%) | 75 | 80 | + 7 |
Tốc độ tăng trưởng (g/tuần) | 1,21 | 1,25 | + 3 |
Thời gian nuôi (ngày) | 89 | 85 | – 4 |
Chi phí thức ăn (USD) | 24413 | 23687 | – 3 |
Các chi phí khác (USD) | 19207 | 19201 | 0 |
Tổng chi phí (USD) | 43620 | 42888 | – 2 |
Chi phí/kg tôm (USD) | 2,84 | 2,43 | – 14 |
Sản lượng/ao nuôi (USD) | 76795 | 88343 | + 15 |
Lợi nhuận/ao nuôi (USD) | 33175 | 45455 | + 37 |
Ghi chú: Tỉ lệ sống tăng + 10 – 20% trong tình trạng bị EMS – Nguồn: Wouters, Inve
Lĩnh vực này thường cần được quản lý và các chương trình chọn lọc di truyền tốt hơn là vì nó “phụ thuộc vào khá ít chương trình quản lý di truyền tốt”, Fegan nói.
Do nông dân phải kịp đẩy mạnh sản xuất nên “thời gian chuẩn bị ao rút ngắn”, ông cho biết. Đầu tư vào ao nhiều hơn, chẳng hạn như lót bạt sẽ tăng chi phí, cũng như sẽ có lợi lớn trong việc phòng ngừa EMS và các bệnh khác.
Đây cũng là vấn đề mà Sharma tập trung trong thuyết trình cho biết công việc chuẩn bị ao nuôi, tôm giống chất lượng cao và an toàn sinh học bền vững là trọng tâm đối với mô hình kinh doanh của ông.
Tác động đến nguồn cung thế giới về tôm nuôi
Do tình trạng bất ổn của EMS, tất cả các diễn giả tại TARS tin rằng sản lượng tôm nuôi trong năm 2013 thấp hơn năm 2012.
Daniel Fegan lạc quan nhất khi ước tính sản lượng tôm nuôi trên thế giới trong năm 2013 vào khoảng 3,25 triệu tấn, trong đó chỉ hơn 500.000 tấn tôm sú (Penaeus monodon), giảm so với năm 2012.
Panisuan Jamnarnwej, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA) và giám đốc điều hành nhiều năm của nhà máy chế biến Pakfood, nay là một bộ phận của Liên minh các sản phẩm đông lạnh Thái Lan đã đưa ra mức ước tính về sản lượng tôm nuôi thế giới thấp nhất là 1,8 triệu tấn. Theo số liệu của ông vào năm 2013, sản lượng tôm nuôi ở Trung Quốc giảm 33% đạt 300.000 tấn. Tại Thái Lan, sản lượng giảm 54% là 250.000 tấn. Trong khi đó, Ấn Độ và Việt Nam đã tăng mạnh, tăng 42% bằng 270.000 tấn và 41% bằng 240.000 tấn tương ứng.
Manoj Sharma dự đoán sản lượng tôm nuôi thế giới ở mức 3,1 triệu tấn vào năm 2013, cho rằng Trung Quốc là 1,1 triệu tấn, Indonesia 608.000 tấn, Ấn Độ 330.000 tấn, Việt Nam 300.000 tấn, Thái Lan 270.000 tấn, Ecuador 230.000 tấn, Bangladesh 95.000 tấn, Malaysia 79.000 tấn, Brazil 65.671 tấn và Mexico 40.816 tấn.
Fernando Garcia Abad, giám đốc phát triển kinh doanh nuôi trồng thủy sản của Epicore Bionetworks – công ty sản xuất các sản phẩm sinh học và thức ăn chăn nuôi chuyên biệt cho ngành nuôi tôm đã ước tính sản lượng tôm nuôi thế giới ở mức 2,7 triệu tấn.
Theo Công ty Bioaqua Vietnam, 11/11/2014