Tôm hùm (tên gọi chung của một nhóm giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm tôm hùm phát triển. Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động; đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Cơ hội phát triển nuôi tôm hùm
Ở Việt Nam có 3 loài chiếm sản lượng đáng kể là: Tôm hùm bông, tôm hùm đá (hùm xanh) và tôm hùm đỏ, trong đó tôm hùm bông là loài có kích thước và số lượng tương đối lớn.
Tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đặc biệt tập trung nhiều ở các tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận – nơi có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá như đầm Cù Mông (Bình Định – Phú Yên), vịnh Xuân Đài, Vũng Rô (Phú Yên), vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), vịnh Vĩnh Hy, vịnh Phan Rang (Ninh Thuận)…, những nơi ít bị ảnh hưởng của gió bão, có dòng chảy do thủy triều, có độ sâu, chất đáy và các yếu tố thủy lý, thủy hóa rất thuận lợi cho nghề nuôi tôm hùm.
Tôm hùm là đối tượng thủy hải sản có chất lượng thịt thơm ngon, giàu đạm và rất được người tiêu dùng ưa thích, là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao. Vì vậy, tôm hùm đã và đang được các địa phương chú trọng phát triển, đầu tư.
Khó khăn, thách thức
Có 5 nhóm khó khăn, trở ngại chính cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh duyên hải miền Trung hiện nay là: vấn đề về quy hoạch, nguồn giống, dịch bệnh, công nghệ nuôi và nguồn thức ăn.
Về quy hoạch: Hiện một số tỉnh vẫn chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm. Trong khi đó, tại các khu vực đã được quy hoạch chi tiết thì mật độ nuôi lại ngày càng gia tăng, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch nuôi, hoặc quy hoạch nuôi tôm hùm nằm chung với khu vực nuôi cá biển và các loài thủy sản khác, gây khó cho quản lý và làm dịch bệnh dễ lây lan. Thậm chí, một số điểm hiện đang nuôi tôm lại nằm trong quy hoạch phát triển du lịch, công nghiệp của tỉnh, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nghề nuôi lồng, bè…
Nguồn con giống: Khó khăn nhất của nuôi tôm hùm là không chủ động được nguồn con giống mà người nuôi lệ thuộc hoàn toàn vào con giống được đánh bắt từ tự nhiên, bằng nhiều nghề như đánh lưới mành, bẫy chà, lặn… Tôm hùm giống thường có kích cỡ không đồng đều, chất lượng kém; thậm chí còn được đánh bắt bằng thuốc gây mê hoặc thuốc nổ, dẫn tới tôm thường chết vào thời gian đầu thả nuôi, con nào sống cũng èo uột, chậm lớn. Giá đã đắt, nguồn khai thác ngày càng giảm nên không cung ứng đủ cho nhu cầu nuôi; chất lượng con giống kém khiến người nuôi gặp nhiều rủi ro.
Dịch bệnh: Con tôm hùm giống cũng đang bị thả nổi về công tác kiểm soát, kiểm dịch nên tôm có mầm bệnh cũng không ai biết. Nguồn giống không đảm bảo, người nuôi không chỉ bị thiệt hại vì tôm chết trong giai đoạn đầu thả nuôi mà trong quá trình sinh trưởng, tôm cũng thường phát sinh dịch bệnh.
Công nghệ nuôi: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Việt Nam kỹ thuật nuôi và các phương pháp phòng trị bệnh cho tôm cũng đã từng bước được nghiên cứu, cải tiến và đề xuất, song lại chưa theo kịp với tốc độ phát triển ồ ạt của thực tế sản xuất.
Thức ăn cho tôm hùm: HIện nay thức ăn sử dụng nuôi tôm hùm chủ yếu vẫn là thức ăn tự nhiên (các loại cá tạp, cua, sò…). Khi tôm ăn không hết, còn thức ăn thừa chúng ăn đi ăn lại vừa gây bệnh cho tôm vừa gây ô nhiễm môi trường nước. Đó là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh; đặc biệt là các bệnh tôm sữa, đen mang… Nguyên nhân ban đầu được các nhà chuyên môn cho là do thức ăn kém phẩm chất.
Giải pháp
Giải pháp về quy hoạch: Tổng cục Thủy sản cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể và chi tiết về nuôi tôm hùm, đặc biệt là xác định cụ thể vị trí, phân vùng sản xuất, mô hình nuôi, khoảng cách, mật độ lồng bè để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, làm cơ sở pháp lý để địa phương căn cứ thực thi. Bộ NN&PTNT cũng sẽ ban hành các chính sách về việc giao hoặc cho thuê mặt đất, mặt nước; xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp; tạo mạng lưới trao đổi thông tin về kỹ thuật và bệnh tôm hùm giữa người nuôi và cơ quan chức năng; tổ chức xây dựng mạng lưới bảo quản và tiêu thụ sản phẩm…
Giải pháp về con giống: Hiện nay, sản xuất giống nhân tạo là khó khăn lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm. Do nguồn giống chưa thể sản xuất chủ động nên sẽ tiến hành công nhận nghề khai thác tôm hùm giống là một nghề, cấp phép khai thác cho các hộ dân làm cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ về số hộ khai thác, số lượng tàu, ngư cụ, hình thức và sản phẩm khai thác tôm hùm giống. Tuy nhiên, các địa phương sẽ phải phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu tiến hành điều tra nguồn lợi tôm hùm giống để xây dựng cơ chế giám sát, quản lý nhằm khai thác bền vững nguồn giống. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung xây dựng để sớm ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn, định mức về quy trình công nghệ cho các hình thức nuôi, tiêu chuẩn con giống và khu nuôi tập trung. Trong khi chờ đợi sản xuất giống nhân tạo thì phải nghiên cứu giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình ương giống.
Giải pháp về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tiến tiến áp dụng vào mô hình nuôi tôm hùm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động của điều kiện tự nhiên.
Về tình hình dịch bệnh: Một mặt cần làm tốt công tác vệ sinh sạch sẽ lồng, trang thiết bị nuôi tôm hùm; kiểm soát thức ăn dư thừa nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh.
Về thức ăn: Đẩy mạnh nghiên cứu sớm sản xuất thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm hùm nhằm hướng đến ngành nuôi tôm hùm quy mô công nghiệp. Giải pháp trước mắt khi chưa có thức ăn công nghiệp là nghiên cứu sử dụng thức ăn tự nhiên không ô nhiễm môi trường, đặc biệt là hướng sử dụng cá nước ngọt làm thức ăn cho tôm hùm.
Nuôi tôm hùm trên biển ở nước ta đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, phát triển mạnh từ những năm 2000 đến nay và nuôi tập trung ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Sản lượng tôm hùm nuôi năm 2000 mới đạt 685 tấn, năm 2006 tăng lên 1.920 tấn, năm 2007 – 2008 do dịch bệnh tôm hùm sữa nên giảm chỉ còn 700 tấn. Từ năm 2010 trở đi, sản lượng có xu hướng ổn định và năm 2013 đạt khoảng 1.600 tấn.
Theo Tạp chí thủy sản Việt Nam, 22/06/2015 ,
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.