Để thực hiện mục tiêu đạt 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu tôm mà Thủ tướng giao đến năm 2025, chuyện hạ giá thành nuôi trong chuỗi tôm là việc khẩn cấp, bên cạnh đầu tư công nghệ nuôi, chất lượng tôm nuôi. Mới đây, Tập đoànViệt – Úc đã nghiên cứu ra mô hình nuôi giúp giảm chi phí tối đa và nâng cao lợi nhuận với tên gọi Mô hình nuôi tôm Việt – Úc: Siêu tiết kiệm, Siêu lợi nhuận.
Theo nghiên cứu từ Tổng cục Thủy sản, chi phí nuôi tôm ở nước ta còn cao hơn một số nước (Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan), do nhiều yếu tố như: Tôm giống, thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng 20 – 30% so giá gốc, tỷ lệ ao nuôi trúng chưa cao. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí trong nuôi tôm cùng với ứng dụng các công nghệ vượt trội trong nuôi trồng giúp mang lại hiệu quả cao, đây được xem cách tiếp cận khả thi giúp người nuôi tôm vượt qua các giai đoạn khó khăn khi mà giá tôm đang có chiều hướng giảm mạnh.
Tập đoàn Việt – Úc hiện là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư và nghiên cứu các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao như nuôi siêu thâm canh trong nhà kính hay mô hình nuôi nhà màng bong bóng. Để phù hợp với điều kiện, chi phí đầu tư của các hộ dân, Tập đoàn đã nghiên cứu ra Mô hình nuôi tôm Việt – Úc: Siêu tiết kiệm, Siêu lợi nhuận.
Để mô hình nuôi này triển khai thành công, ngoài việc phải thả tôm giống từ nguồn có chất lượng cao, công trình ương nuôi giai đoạn vèo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để nâng cao tỷ lệ sống sau 25 đến 35 ngày thả nuôi. Tùy theo kích thước ao nuôi mà thiết kế ao vèo hợp lý. Ao vèo có thể thả mật độ từ 1.500 đến 2.000 Pl12/m2 tùy theo điều kiện bố trí dàn bông mai sục khí đáy. Mực nước nên dao động từ 60 đến 80 cm và phải có 1 dàn quạt để gom phân tôm và thức ăn thừa xả thải 2 lần trong ngày.
Việc bố trí ao vèo từ các ao vuông bo góc hoặc các ao khung bạt tròn sẽ hỗ trợ việc gom phân hay thức ăn thừa của tôm tốt hơn, tùy theo hiệu quả của việc xi phông giữa ao sẽ giúp kéo dài sức tải ao nuôi, kéo dài được giai đoạn ương vèo mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tôm nuôi.
Ao ương vèo phải được phủ lưới lan để hạn chế ánh sáng cường độ cao chiếu trực tiếp đến ao nuôi làm tăng nguy cơ tảo phát triển ở mật độ cao; khi lượng dinh dưỡng do ương nuôi ở mật độ cao tăng, tảo sẽ có nguy cơ nở hoa và tàn trong hệ thống ao nuôi. Đây là một nguyên nhân gây thiếu ôxy lớn do nhu cầu ôxy hóa lượng tảo tàn và cũng phát sinh độc tố Ammonia khá nhanh. Ngoài ra, việc rào lưới xung quanh ao cũng hạn chế các rủi ro về mặt an toàn sinh học khi không có chim, cò, cua, còng, chuột, rắn… xâm nhập vào ao ương.
Sử dụng Chlorine (Calcium Hypochlorite 70%) với liều lượng 5 – 10 ppm (5 – 10 kg/1.000 m3) tùy thuộc vào giá trị pH của nguồn nước (pH càng nhỏ sẽ xử lý ở liều thấp hơn). Nước sau khi xử lý khoảng 20 giờ có thể được cấp vào ao nuôi. Sử dụng hệ thống đèn UV xử lý trước khi cấp vào ao nuôi sẽ cho kết quả tốt hơn nếu thời gian xử lý Chlorine bị kéo dài. Nước trước khi cấp vào ao vèo nên qua túi lọc < 10 micron sẽ an toàn (có thể chia ra nhiều túi khi cấp nước với lưu lượng cao).
Trong giai đoạn vèo, chỉ xi phông ngày 2 lần, chỉ cấp bù cho lượng nước mất đi do xi phông, chỉ sử dụng vi sinh, men tiêu hóa và thức ăn, không sử dụng bất kỳ khoáng, hóa chất, mật đường… trong suốt quá trình nuôi. Việc quản lý thức ăn, vận hành hệ thống sục khí, quạt nước để đảm bảo thức ăn được phân bố đều, tôm bắt mồi tốt nhưng đáy ao vẫn sạch sau mỗi lần xi phông được xem là yếu tố thành công của giai đoạn này. Tỷ lệ sống của giai đoạn này dao động từ 85 – 95% tùy thuộc vào kinh nghiệm quản lý, chất lượng giống hay nguồn nước của vùng nuôi.
Tôm sau khi vèo sẽ được thuần nước với ao nuôi và chuyển sang ao nuôi khi nhiệt độ nước hai ao không chênh lệch quá 0,5oC. Việc kéo và chuyển ao nên tiến hành vào ban đêm để giảm sốc về nhiệt độ hay ánh sáng. Trong quá trình nuôi, ngoài việc kiểm soát tốt lượng thức ăn thông qua sàn ăn hay xi phông từ 3 – 4 lần/ngày, không cần bổ sung bất kỳ khoáng hay hóa chất gì nhằm tránh gia tăng giá thành không cần thiết. Chỉ cần bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn để kích thích tôm ăn tốt, bảo vệ hệ thống gan tuỵ hay đường ruột tôm nuôi.
Tôm thu hoạch từ Công ty Sao Đại Dương có kích cỡ 22 con/kg (tôm giống Việt – Úc)
Trong quá trình nuôi, có thể sử dụng ôxy già với liều lượng từ 1,5 – 2,5 ppm (1,5 -2,5 lít/1.000 m3) để khống chế tảo lam phát triển khi có mầm trong ao nuôi. Ngoài ra, khi tôm lột vỏ nhiều ở giai đoạn > 10 gram sẽ làm suy giảm độ kiềm thì nên bổ sung bicarbonat để đảm bảo độ kiềm trong suốt vụ nuôi không thấp hơn 110 mg/l cho dù độ mặn ao nuôi bị giảm thấp.
Một ưu điểm nổi bật của mô hình này đó chính là việc không cần thiết che lưới lan, không cần vệ sinh bạt mỗi ngày, giảm nhân công lao động, giảm việc sử dụng khoáng hay hóa chất không cần thiết, giảm lượng nước thay, từ đó giảm chi phí nuôi đáng kể. Điều này góp phần tăng lợi nhuận cho tôm đầu ra, trong tình hình giá tôm thu mua vào các nhà máy chế biến đang giảm đáng kể thì mô hình này được xem là một giải pháp hữu hiệu cho bà con nuôi tôm.
Bảng 1: Kết quả chi tiết các mô hình nuôi đã thu hoạch trong tháng 6
Ngoài việc giảm chi phí, mô hình này còn mang tính bền vững khi lượng nước sử dụng được giảm thiểu, nước thay được tuần hoàn qua ao cá rô phi và tái sử dụng nên khắc phục được nguy cơ bị bệnh phân trắng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô hình nuôi ngoài trời hiện nay. Trong kết quả thực tế trên, khi tổng kết có một số mô hình nuôi có tỷ lệ sống cao hơn 100% do chúng tôi luôn luôn khấu hao đi đường cho khách hàng, nếu thực hiện tốt giải pháp thuần tôm thì lượng tôm hao do thay đổi môi trường thấp sẽ có tỷ lệ sống khá cao như thực tế của rất nhiều khách hàng Việt – Úc hiện nay.
Với những kết quả bước đầu đạt được, có thể thấy mô hình này góp phần giảm chi phí nuôi, tăng lợi nhuận, bên cạnh đó, tôm đầu ra đạt chuẩn xuất khẩu với việc sử dụng con giống Việt – Úc có thể truy xuất được nguồn gốc, quy trình nuôi đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường. Mô hình nuôi này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt vào thời điểm giá tôm có chiều hướng thấp như thì đây chính là một giải pháp tối ưu cần triển khai và mở rộng.
Vừa qua, với sự hợp tác và nỗ lực không ngừng của các hộ dân, Tập đoàn Việt – Úc đã vinh danh các hộ nuôi tiêu biểu triển khai mô hình này khá thành công tại khu vực huyện Đầm Dơi, Cà Mau. Hiện nay, Tập đoàn bắt đầu nhân rộng mô hình này ở nhiều địa điểm khác. Đây chính là mục tiêu mà Việt – Úc mong đợi trong việc lan tỏa thành công, chung tay nâng cao giá trị con tôm Việt.
>>Từ những thành công trong năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Việt – Úc đã triển khai mô hình này cho hơn 17 hộ tại khu vực ĐBSCL. Trong đó, 7 ao đã thu cho kết quả tương đối tốt, điển hình có hộ của anh Nguyễn Minh Thắng tại Đầm Dơi. Kích cỡ tôm đạt 37 con/kg, doanh thu 1,2 tỷ đồng, chi phí tổng 650 triệu đồng, lợi nhuận 527 triệu đồng. Đối với 10 hộ thả muộn hơn, hiện cũng gần đến thời điểm thu hoạch và các thông tin tương tự như các mô hình đã nuôi (Xem chi tiết bảng 1). >>Anh Nguyễn Minh Thắng cho biết: “Mô hình triển khai rất đơn giản, dễ áp dụng, lại cho kết quả nuôi rất tốt, chi phí nuôi giảm thiểu đáng kể, lợi nhuận mang về cao hơn các mô hình mà tôi từng triển khai”. |
Theo Thủy sản Việt Nam ,
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
PLEASE HELP ME
My name is Aziz Badawi, I’m 27 year old man from Palestine. Our town has recently evacuated due
to bombardments by Israel, now I am staying at a shelter with my 6 year old daughter Nadia. My wife is
dead and I’m the only one left to take care of my daughter as we are not allowed to depart to my parents house
in Nablus, she is sick with a congenital heart defect and I have no way to afford the medicine she needs anymore.
People here at the shelter are much in the same conditions as ourselves…
I’m looking for a kind soul who can help us with a donation, any amount will help even 1$ we will
save money to get her medicine, the doctor at the shelter said if I can’t find a way to get her the
medication she needs her little heart may give out during the coming weeks.
If you wish to help me and my daughter please make any amount donation in bitcoin cryptocurrency
to this bitcoin wallet: bc1qcfh092j2alhswg8jr7fr7ky2sd7qr465zdsrh8
If you cannot donate please forward this message to your friends, thank you to everyone who’s helping me and my daughter.
أنابيب النحاس في العراق في مصنع إيليت بايب، نفخر بكوننا أحد الموردين الرائدين لأنابيب النحاس في العراق. تُصنع أنابيب النحاس لدينا وفقًا لأعلى المعايير، مما يوفر توصيلًا استثنائيًا ومقاومة للتآكل. هذه الأنابيب مثالية لأنظمة السباكة، والتدفئة، والتبريد، حيث توفر أداءً موثوقًا في كل من البيئات السكنية والصناعية. تضمن تقنيات الإنتاج المتقدمة لدينا أن كل أنبوب نحاسي يلبي معايير الجودة الصارمة، مما يعزز مكانتنا كخيار أول للجودة والموثوقية. تعرف على المزيد حول أنابيب النحاس لدينا بزيارة موقعنا الإلكتروني على ElitePipe Iraq.
Rely on BWER Company for superior weighbridge solutions in Iraq, offering advanced designs, unmatched precision, and tailored services for diverse industrial applications.