Shrimp News: Dưới đây là ý kiến của Daniel Gruenberg, Dallas Weaver và Greg Lutz đề cập đến bài viết của Tiến sĩ Roger Doyle và Tiến sĩ Thomas Gitterle về nguy cơ lai cận huyết và những khác nhau trong chương trình lai giống ở Mỹ Latin và châu Á.
Daniel Gruenberg: Thái Lan hiện đang tích cực nghiên cứu để chấp thuận nhiều nguồn tôm bố mẹ từ các chương trình an toàn sinh học nhằm duy trì sự đa dạng di truyền cho tôm bố mẹ. Đây là một quyết định chính sách can đảm của các cơ quan chức trách Thái Lan, đúng vậy vì trong giai đoạn dịch bệnh hầu hết các quốc gia chỉ phản ứng bằng lệnh cấm chung trong nhập khẩu tôm bố mẹ, do đó thúc đẩy giao phối cận huyết, vì thế làm giảm sức khỏe động vật với mục đích để xử lý dịch bệnh trong thời điểm mà cần sự đa dạng nhất. Thực tế không thể tách rời ở đây là chính sự đa dạng có thể giúp chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng bệnh. Như tôi đã nói trước đó, bạn không thể tạo ra giống chó St. Bernards nếu nguồn gốc dòng là Chihuahua.
Tôi tin rằng mọi người sẽ nhìn thấy sự cải thiện chậm và ổn định trong sản xuất tôm ở Thái Lan vì hiện nay Thái Lan đang thực hiện các động thái chính sách này!
Trong bài viết của mình, Tiến sĩ Gitterle giải thích rằng giao phối cận huyết đơn giản không chỉ là nguy cơ di truyền liên quan đến dịch bệnh hiện nay. Nhấn mạnh quá nhiều vào việc chọn lọc để có mức tăng trưởng cao là một yếu tố nguy cơ khác. Khi bạn làm điều đó thì tỷ lệ chết tăng lên. Trong các chương trình lai giống hiện đại, hai đặc điểm này loại trừ lẫn nhau; khi quá tập trung vào điểm này thì cũng sinh ra phản ứng ngược lại ở điểm khác. Nông dân châu Á cần vật nuôi tăng trưởng tốt và cũng cần vật nuôi mạnh khỏe.
Nhiều nhà khoa học chuyên môn và nổi tiếng cương quyết không đồng ý với tôi về mối liên hệ giữa di truyền và EMS, nhưng tôi nghĩ theo thời gian bạn sẽ nhận thấy mặc dù di truyền không gây ra bệnh này, nhưng là yếu tố chính trùng hợp khiến cho động vật dễ mắc bệnh hơn và nếu điều đó đúng thì điều trái ngược cũng sẽ đúng – di truyền giống tốt có thể giảm tỷ lệ mắc và tác động của bệnh.
Tranh luận chủ yếu ngược lại ý kiến của tôi là tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ, thường xuất phát từ tự nhiên, không phải từ chương trình lai giống, cũng dễ bị EMS. Điều này logic tương ứng như tài xế tỉnh táo không bị tai nạn. Tất nhiên họ cũng bị. Ngoài ra, nếu đặt giả định là tôm sú có sự đa dạng vì không được gia hóa, nhưng khi nghiên cứu tài liệu thì bạn sẽ biết thông qua nhiều phương pháp thí nghiệm khác nhau về sự đa dạng di truyền cho thấy hầu hết quần đàn tôm sú thiếu sự đa dạng và có mức độ lai cận huyết cao. Điều này được cho là do áp lực đánh bắt quá mức. Vì vậy, đó là một trường hợp điển hình áp dụng các giả định sai. Tôi đã từng gửi các tài liệu tham khảo trước đó cung cấp thông tin về sự thiếu đa dạng trong tôm sú bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên và tôm sú giống (PL).
Vì vậy, di truyền tốt không có nghĩa là chữa được bệnh EMS, cũng giống như tài xế tỉnh táo sẽ không tránh được tai nạn; tuy nhiên, nếu bạn thả tôm giống chất lượng tốt được di truyền tốt, bạn chắc chắn sẽ có được năng suất tốt hơn.
Dallas Weaver: Chúng ta cũng nên nhớ rằng rất nhiều đàn giống sạch bệnh (SPF) vào Mỹ đến từ một nguồn nhập khẩu rất hạn hẹp.
Khi nói về một vài trong số những con có khả năng sinh sản, đẻ trứng trôi nổi ngoài tự nhiên này, sẽ có một số khu vực lai cận huyết không đều mà ở đó có một cặp may mắn tạo ra toàn bộ quần đàn địa phương. Ví dụ như hàu. Trong một khu vực đánh bắt, bạn sẽ có đa phần là một gia hệ hoặc một vài gia hệ khác biệt về mặt di truyền từ các khu vực khác, nhưng các khác biệt này thay đổi theo thời gian và không phải phân loài riêng biệt.
Greg Lutz: Đúng như vậy – và tạo hóa thường khuyến khích giao phối cận huyết, đôi khi ngắn hạn, đôi khi dài hạn, mà cuối cùng liên quan đến sự hình thành loài, ví dụ, các loài chim sẻ của Darwin và sự chiếm cứ môi trường sống mới của quần đàn tôm sú Penaeus monodon ở vịnh Mexico. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào lịch sử sống của loài này. Hươu đuôi trắng ở Bắc Mỹ có thể thực sự thuần hóa trong quần đàn địa phương, bởi những con đực đầu đàn có xu hướng giao phối với con riêng của chúng khi đến tuổi sinh sản, trong khi sói lông xám sống ở cùng địa hình thể hiện các mẫu biến thể di truyền hoàn toàn khác, vì con cái mãnh liệt kháng cự những cải tiến của con đực giống ngay cả khi chúng có thể ở chung bầy trong một số năm.
Sẽ luôn có một quy luật bù trừ giữa a) thích ứng với điều kiện cụ thể và b) duy trì biến thể di truyền đủ đáp ứng khi các điều kiện đó cuối cùng thay đổi, vấn đề không phức tạp và không có câu trả lời đúng hay sai. Còn ít biến thể ở các dòng gia cầm thương phẩm, mặt khác chúng không sống ở ngoài trời vốn là nơi (tương đối) không có an toàn sinh học. Tôi hoàn toàn đồng ý khi Daniel nói rằng khi một thách thức mới cuối cùng xuất hiện, nếu không sẵn có sự đa dạng thì các lựa chọn của bạn bị hạn chế.
Tuy nhiên một khi bạn chọn sự đề kháng bệnh ở một dòng tôm, bạn đang tự động làm giảm tổng biến thể di truyền sẵn có thuận lợi cho các alen đó để tạo ra mức độ đề kháng nào đó. Nếu ai đó cho là chúng đang lựa chọn đề kháng di truyền đối với EMS (tôi nghe nói có người nào đó ở Thái Lan đang làm việc đó?), theo mặc định chúng đang từ chối các alen khác mà không tạo ra đề kháng với tác nhân gây bệnh cụ thể (tuy nhiên cuối cùng có thể rất hiệu quả với một số bệnh khác, thách thức môi trường hoặc sản xuất trong tương lai). Một dòng có thể tùy thuộc vào có bao nhiêu alen liên quan. Tôm đề kháng bệnh đốm trắng WSSV ở Trung Mỹ là một ví dụ mà có thể chỉ có hai alen liên quan.
Động vật có khả năng sinh sản cao, đẻ trứng trôi nổi như Dallas đưa ra không khác biệt nhiều so với nhiều loài thực vật trong di truyền quần thể. Một chiến lược mà ngành nuôi tôm công nghiệp nên xem xét những đặc điểm đã từng đáp ứng rất tốt ở trồng ngô, xác định các dòng lai cận huyết có thể có những hạn chế đặc thù của riêng chúng, nhưng kết hợp thì tốt. Điều này biến khuynh hướng giao phối cận huyết tập hợp thành một công cụ hữu hiệu. Tất nhiên, các trại sản xuất giống vẫn sẽ có khóa gen – dòng lai x dòng lai tạo ra mọi thế hệ con. Bạn không thể bác bỏ kết quả của chiến lược này đã từng tạo ra ngô và các chiến lược tương tự triển khai tốt cho gia súc và các loài vật nuôi khác về các đặc điểm liên quan đến sức chịu đựng và mức độ khỏe mạnh.
Tôi cũng đồng ý với Daniel là bạn không thể tạo ra St. Bernards nếu nguồn gốc dòng chỉ là Chihuahua. Ít nhất không và trừ khi bạn có khoảng 10.000 năm để có được chương trình lai giống hoàn tất. Tuy nhiên, St. Bernards được lai giống cho một mục đích cụ thể và cả Chihuahua lẫn St Bernards x Chihuahua lai, hoặc chó lai ngoài đường đều không thể lai được như St. Bernards đã được chọn để lai. Đó là quy luật bù trừ. Thực tế cũng có khả năng ngành nuôi tôm cần tôm lai trung gian để phòng tránh bệnh tốt hơn và thích ứng với những điều kiện căng thẳng, nhưng đó là quan điểm cực đoan.
Một sự tương tự St. Bernard cuối cùng. Cho là chúng ta có một môi trường cần một con chó giống như St. Bernard, nhưng tất cả chó St. Bernards đã bị bệnh và chết. Nhưng chúng ta cần một con chó với những khả năng đó. Tôi có thể chọn lai giữa giống chó ngao bun (bull mastiff) và chó gấu (great Pyrenees) hơn là một đàn chó lai từ các hẻm phố bất kỳ lúc nào. Không cần phải mất đi cái tốt khi cố gắng loại bỏ cái xấu và và cũng không cần thay đổi mọi thành quả đã làm được cho đến nay lựa chọn cho vật nuôi để có năng suất trong điều kiện đặc thù với nuôi tôm.
Source: The Shrimp List (a mailing list for shrimp farmers). Tiêu đề: EMS và Di truyền học. Daniel Gruenberg, Dallas Weaver và Greg Lutz. Ngày 20 – 21/10/2014.
Theo Công ty Bioaqua Vietnam, 27/10/2014