Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn cho biết, thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao đất, từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2014, huyện đã đầu tư 1.300 con giống cho 4 hộ nông dân ở các xã Hàm Rồng, Đất Mới và Tam Giang Đông. Hiện nay, loại cá này đang phát triển tốt, hứa hẹn triển vọng rất cao từ mô hình này.
Hơn 5 giờ sáng, chợ biên giới Khánh Bình (An Phú, An Giang) đã bắt đầu sôi động. Tiếng rao mời của các cô, các chị mua ốc đi chú, mua rắn đi chú, ở đây rắn gì cũng có chú ơi… làm tăng thêm không khí nhộn nhịp của phiên chợ quê mùa lũ lúc hừng đông.
Nhiều nông dân ở An Giang đang phất lên nhờ tận dụng lợi thế vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long, nuôi các loài cá đặc sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Ai bảo vùng quê không thể làm giàu?
Hội thảo kết quả mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế lần này là tiền đề cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, các hộ nắm bắt được kinh nghiệm, kỹ thuật và trang bị kiến thức, chuẩn các bị điều kiện để triển khai mô hình này trên toàn tỉnh.
Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc.
Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.
Đến ấp An Quới, xã An Sơn, thị xã Thuận An (Bình Dương), hỏi thăm nhà anh Cường “xe ben” nuôi lươn không bùn, chúng tôi được người dân chỉ dẫn nhiệt tình.