Kể từ ngày 10/10/2015, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng, bè nước ngọt trên phạm vi cả nước sẽ phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (ký hiệu: QCVN 02 – 22: 2015/BNNPTNT), được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được tạo điều kiện, bà con trong xã đã chủ động, tích cực triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế mới mang lại hiệu quả cao. Điển hình trong đó phải kể đến là mô hình thí điểm nuôi cá rô đầu vuông do anh Liêu Văn Hoàng đang triển khai.
Bạc Liêu là một trong những vùng tôm nguyên liệu lớn của cả nước, tuy nhiên, lâu nay người nuôi tôm vẫn thờ ơ với việc xét nghiệm tôm giống. Phần lớn người nuôi giao phó hoàn toàn khâu xét nghiệm cho các doanh nghiệp ương tôm để rồi phải đối mặt với những vụ nuôi đầy rủi ro vì chất lượng con giống kém.
Vùng nuôi tôm đang gồng mình với nắng nóng, khô hạn và rớt giá thê thảm. Người nuôi tôm miền Tây đành phải “treo ao”, chờ thời tiết thuận lợi và giá tôm phục hồi.
Hội nghị Tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh miền Bắc do Tổng Cục Thủy sản tổ chức tại Nghệ An đã bàn về việc nuôi tôm vụ đông. Nuôi tôm vụ đông đã phát triển từ năm 2005 tại đảo Hải Nam Trung Quốc, ở Việt Nam bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2011.
Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.