Hiện nay, đã có một số quy trình kỹ thuật cao được áp dụng ở nước ta đó là quy trình nuôi tuần hoàn, quy trình biofloc. Điểm mấu chốt của các quy trình này là có hệ thống xử lý chất thải…
PGS.TS Trương Quốc Phú (Trưởng Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ)
Trong năm 2012-2013 và những năm tiếp theo có điểm chung tôm nuôi ở ĐBSCL bị thiệt hại chủ yếu do hai loại bệnh là hoại tử gan tụy cấp do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và bệnh đốm trắng do virus WSSV.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp thường xảy ra vào đầu vụ trong thời tiết nắng nóng và bệnh đốm trắng thường xảy ra vào cuối vụ khi bị các đợt mưa dầm hoặc gió mùa đông bắc bắt đầu thổi. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ về dịch bệnh xảy ra trong năm 2012-2013 và những vụ tôm của các năm sau, đặc biệt là vụ tôm năm 2015-2016.
Trong vụ tôm năm 2012-2013 bệnh hoại tử gan tụy cấp gây thiệt hại rất nặng nề ở đầu vụ nuôi, tỉ lệ diện tích nuôi bị thiệt hại do bệnh đốm trắng rất thấp so với diện tích bị thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy cấp, cuối vụ thì hầu hết nông dân trúng mùa và được giá.
Trong khi đó, các năm tiếp theo bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng xảy ra rải rác và tỉ lệ thiệt hại do hai bệnh trên là gần như nhau, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại không cao như diện tích tôm bị thiệt hại năm 2012-2013.
Ngoài ra, trong những năm gần đây trong các vùng nuôi tôm xuất hiện một số bệnh mới gây hiện tượng tôm chậm lớn như bệnh vi bào tử trùng (EHP), bệnh Laem Singh Virus (LSNV)… tuy các bệnh trên không gây chết tôm nhưng cũng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm.
Diễn biến khác, diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng quá nhanh trong khi quy trình kỹ thuật nuôi không có nhiều thay đổi, điều này đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên và trầm trọng hơn. Hiện nay, phần lớn nông dân áp dụng quy trình nuôi hở, nước và bùn thải cuối vụ nuôi hầu như được thải trực tiếp ra sông rạch, điều này làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm và mầm bệnh phát tán rộng hơn.
Mặc dù, cơ quan quản lý và các nhà khoa học khuyến cáo khi ao tôm bị bệnh, nông dân không được xả nước và bùn ra môi trường mà phải xử lý khử trùng để tránh mầm bệnh lây lan.
Tuy nhiên, việc này không được thực hiện nghiêm, nước của ao tôm bệnh bị xả ra kênh rạch, một số hộ nuôi khác kế cận lại lấy nguồn nước này vào ao nuôi của mình, điều này đã làm dịch bệnh phát sinh trên diện rộng. Như vậy, để nuôi tôm bền vững và hạn chế dịch bệnh phát sinh, người nuôi tôm cần phải thay đổi quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến hơn.
Hiện nay, đã có một số quy trình kỹ thuật cao được áp dụng ở nước ta đó là quy trình nuôi tuần hoàn, quy trình biofloc. Điểm mấu chốt của các quy trình này là có hệ thống xử lý chất thải và tái sử dụng nước, hoàn toàn không xả chất thải ra môi trường xung quanh. Nếu quy các quy trình này được áp dụng rộng rãi thì chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Vào đầu mùa mưa năm 2016, theo dự báo dưới tác động của hiện tượng La Nina sẽ có nhiều mưa hơn, có thể xuất hiện nhiều đợt mưa dầm và nhiệt độ sẽ giảm nhanh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vụ tôm chính năm nay.
Nhiệt độ và độ mặn giảm là hai yếu tố cần được đặc biệt lưu ý, nhiệt độ và độ mặn giảm nhanh sẽ gây sốc cho tôm, sức khỏe của tôm bị suy giảm tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công gây bệnh tôm, đặc biệt bệnh đốm trắng và các bệnh do virus khác. Để hạn chế rủi ro do bệnh người nuôi tôm cần thực hiện một số biện pháp sau: Giữ mức nước trong ao đủ sâu, khoảng 1,5 m hoặc sâu hơn.
Mực nước sâu sẽ giúp nhiệt độ và độ mặn ít biến động hơn. Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, trong đó có bốn khâu quan trọng như nhau: Cải tảo và xử lý tốt ao nuôi vào đầu vụ; chọn giống tốt; tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách cho tôm ăn đầy đủ và bổ sung các chất làm tăng sức đề kháng của tôm (vitamin C, α-glucan, MOS…); cuối cùng là quản lý môi trường ao nuôi ổn định, trong đó chú ý đến các yếu tố nhiệt độ, pH, độ mặn và các khí độc trong ao…
Nuôi tôm 2 giai đoạn thành công rất cao
Ông Trần Thanh lân, cán bộ kỹ thuật Cty CP cho biết, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn đã được Cty CP thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu qua mấy vụ nuôi. So với cách nuôi truyền thống thì mô hình này cho sản lượng cao hơn hẳn. Hiện mô hình đã được nhân rộng ra các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.
Ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, năm nay có khá nhiều đơn vị và hộ nông dân nuôi theo mô hình này, tỷ lệ thành công trên 80%, mặc dù gặp thời tiết bất lợi. Tại Kiên Giang, cũng đã có trên 10 mô hình được triển khai và những hộ đi đầu đều thành công. Hiện nhiều Cty đầu tư nuôi tôm quy mô lớn tại khu vực Hà Tiên – Kiên Lương như: Trung Sơn, BIM – Hạ Long, Biển Đông… điều triển khai mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn.
Chi phí để làm bể ương có dung tích từ 50-80 m2 khoảng 26-30 triệu đồng/bể. Mỗi bể ương vèo được 250 – 400 ngàn con tôm giống (mật độ trung bình 5 con/lít). Thời gian ương vèo 25 – 30 ngày là có thể thả ra nuôi trên diện rộng. Nếu kết hợp nuôi trong ao có lót bạt, có mái che để hạn chế tác động của môi trường thì khả năng thành công rất cao.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, 08/06/2016 ,
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.