Nông dân Philippines nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm 2013 nhiều hơn những năm trước đó. Theo hội nghị nuôi tôm quốc gia lần thứ 9, tổ chức tại thành phố Bacolod từ 2-4/7, ông Asis G Perez, giám đốc văn phòng nguồn lợi thủy sản (BFAR) phát biểu rằng: “Đã qua rồi thời kì con tôm sú là độc quyền trong những ao nuôi của chúng ta. Quay trở về năm 2011, khi đó tôm sú vẫn là loài được nuôi chính nhưng bây giờ thì sao, con tôm thẻ đã chiếm ưu thế. Như vậy có tốt không? Vâng, khi chúng ta có thể vực dậy ngành sản xuất tôm sau những năm dài sa sút. Nhưng chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức và cần phải tối ưu hóa những cơ hội đang có. Và điều đó sẽ còn tiếp tục phát triển, nhưng chúng ta phải chắc chắn rằng, sự phát triển này là bền vững”.
Perez nói thêm rằng năm 2013 cũng là năm tốt lành đối với hàng xuất khẩu. Ước chừng đạt doanh thu đạt 10 tỉ Peso (tương đương khoảng 23 tỉ USD) với khối lượng hàng hóa độ biến là 20.000 tấn trong năm 2013. Thị trường tiêu thụ là Trung Quốc, Mỹ và EU. Sản lượng tăng hàng năm kì vọng đạt 25%. Ông ước chừng sản lượng tôm tổng cộng sẽ là 50.000 tấn trong năm 2012 và 60.000 tấn 2013. Hình ảnh trái ngược với số liệu báo cáo được công bố của văn phòng thống kê thủy sản Philipine (BAS) với sản lượng tôm thẻ là 1.817 tấn và tôm sú là 49.466 tấn. Perez thừa nhận sự không đồng nhất giữa những thống kê của chính phủ và thực tế sản xuất và vấn đề này cần được chú ý đến.
Trong một hội chợ thương mại (2 năm tổ chức 1 lần) được tổ chức bởi Philipine Shirmp Industry (PhilShrimp), một tổ chức đã 18 năm kinh nghiệm tổ chức các sự kiện cho các bên liên quan tại tất cả các quần đảo. Văn phòng đặt tại Bacolod, Negros Occidental, và là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về tôm sú trên cả nước. Tổ chức được dẫn dắt bởi ngài chủ tịch Roberto A Gatuslao và các giám đốc đại diện các bên liên quan trong vùng sản xuất chính của Luzon là ông Visayas và ông Mindanao. Những đối tác tin cậy là những trại giống, các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi. PhilShirmp dẫn đầu trong lĩnh vực hợp tác công và tham vấn thường xuyên với chính phủ cập nhật những vấn đề trong nhu cầu sản xuất và các giải pháp.
Trong suốt hội nghị, những người dẫn đầu ngành công nghiệp và các bên liên quan, bao gồm những nhà sản xuất, những nhân viên kĩ thuật, những trợ lý sản xuất và những nhà điều hành trang trại, đã cùng tập hợp lại trao đổi, nghiên cứu và chính phủ chính thức thông báo về thành tựu trong 2 năm qua mà những ngành của họ đã đạt được. Trong những năm trước hội nghị lần thứ 8 năm 2012, chủ đề thảo luận thường là học hỏi công nghệ nuôi và quảng bá tôm thẻ chân trắng Philippines, chính thức được thả nuôi ở Philippines năm 2007. Trong hội nghị này, những bên liên quan đã đồng ý cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều đang phát triển tốt. Những nhà sản xuất Philippiness nên nắm lấy những cơ hội để đẩy mạnh đầu ra, tăng sản xuất nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Một cách thích hợp, chủ đề của hội nghị năm 2014 là: “Tình hình sản xuất, sức khỏe và quảng bá sản phẩm tôm Philippines”. Chương trình có 18 báo cáo và bao trùm những lĩnh vực quan trọng, cập nhật công nghệ mới, quản lý môi trường và sức khỏe vật nuôi. Gatuslao nhấn mạnh rằng tương tự như những cuộc họp trước, hội nghị lần này sẽ thắt chặt lại mối quan hệ giữa các đối tác và tối ưu hóa các lĩnh vực sản xuất khi họ tiếp thêm sinh khí cho nền công nghiệp và cùng nhau làm việc để có thể cạnh tranh toàn cầu.
Chiến đấu chống lại EMS
Thật không may, đã không có báo cáo nào về hội chứng tôm chết sớm (EMS) nhưng ngành sản xuất cũng nên thận trọng. Ông Perez phát biểu rằng: “Trong năm 2012, BFAR đã phản ứng trong khoảng 2 tuần về dự thảo ban hành bởi PhilShrimp về việc cấm nhập khẩu tôm ở những quốc gia bị nhiễm EMS. Họ mở rộng lệnh cấm ra cả những loài giáp xác khác. Lệnh cấm đã được FAO xem như biện pháp xử lý khởi đầu. Tuy nhiên, chúng tôi không mong muốn có những phản ứng giật mình đối với tất cả những tình huống dịch bệnh. Chúng tôi đã được nâng cao khả năng chẩn đoán với 8 nhân viên được tham dự khóa huấn luyện ở Phòng thí nghiệm dịch bệnh thủy sản ở đại học Arizona, Mỹ. Chúng tôi đầu tư trang thiết bị để xây dựng nền móng của 20 trương trình khung chuyên nghiệp về quản lý sức khỏe tôm. Chúng tôi nhận thấy bệnh dịch là mối nguy lớn nhất đối với ngành sản xuất của chúng ta”.
BFAR có phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh tôm ở mỗi vùng của 12 khu vực. Ngoài ra họ còn có trung tâm quản lý sức khỏe và đảm bảo chất lượng động vật thủy sản, phòng thí nghiệm vùng về sức khỏe thủy sản và phòng thí nghiệm Negros Prawn Producer Cooperative (NPPC). Raoul Flores, chủ tịch hội đồng nói với trợ lý của BFAR, NPPC bây giờ có những trang thiết bị tốt nhất để chẩn đoán bệnh tôm ở miền Tây Visayas. Những tham vấn của PPP đã đều đặn giúp chính phủ hiểu rõ nhu cầu của thị trường. Bệnh đốm trắng (WSSV) vẫn còn là mối đe dọa và trung bình 1 trên 4 ao nuôi tôm có khả năng bị nhiễm bệnh.
BFAR ban hành những Card nhận thức về dịch EMS, thuật ngữ đã được khái niệm hóa bởi tiến sĩ Juan Albaladejo và Maria Abegial A Albaladejo. Để cập nhật về tình trạng dịch bệnh ở Châu Á và Mexico, trong phần dịch bệnh EMS, có 1 phần quan trọng về quản lý sức khỏe vật nuôi. Những thuyết giả bao gồm tiến sĩ Tim Flegel, Centex Shrimp, Mahidol University và Su Chen, Genereach Biotechnology, những người đã tập trung nghiên cứu cách phát hiện vi khuẩn gây bệnh EMS. Tiến sĩ Loc Tran, người Việt Nam, cũng tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của EMS đối với tôm nuôi các nước bao gồm Mexico, Ấn Độ và quản lý mối nguy đối với EMS. Tiến sĩ Oliver Decamp, Inve Aquaculture, đã tìm kiếm cách khống chế EMS bằng chế phẩm sinh học.
Thị trường tiêu thụ nội địa của tôm
Perez phát biểu rằng sau khi phục vụ thị trường nội địa, bước tiếp theo của ngành công nghiệp tôm nuôi là xuất khẩu.
“Chúng tôi muốn xuất khẩu, nhưng chúng tôi muốn phục vụ cho người tiêu dùng trong nước trước. Dự thảo sẽ dẫn đường cho ngành công nghiệp nuôi tôm với sản lượng hiện nay 60.000 tấn đạt mục tiêu 130.000 tấn. Chúng tôi đã ước lượng rằng lượng sản phẩm tiêu thụ là 20 kg/ người/ năm đối với sản phẩm thủy sản”.
Flores nói rằng, “Con tôm thẻ chân trắng đã thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Chi phí để đầu tư trang trại nuôi không cao. Chi phí sản xuất thì không vượt qua 140 Peso/ Kg (khoảng 2.3 USD) cho tôm cỡ 100 con/ kg (12-16 g/con) theo những báo cáo của những trại xung quang khu vực General Santos ở Mindanao. Họ bán tôm với giá 180 Peso/ Kg (khoảng 4.1 USD/ kg) và những nhà bán lẻ có thể bán với giá 200 Peso (4.6 USD/ kg). Hãy thử hình dung rằng với con tôm sú, giá bán lẻ không thấp hơn 450 Peso (khoảng 11 USD/ kg)”.
Với sự hồi hương của những người lao động ở nước ngoài, nhu cầu tôm cao nhất vào tháng 12/ 2013 đến tháng 3/2014. Trong suốt khoảng thời gian này, giá tôm tăng lên đến 210 Peso/ Kg (4.2 USD/ kg) và nhu cầu khoảng 10 tấn/ ngày so với khoảng 3-4 tấn/ ngày ở những thời kì trước đó. “Gía tôm rớt xuống 150-170 Peso/ kg (3.4-3.9 USD/kg) sau tháng 3/2014” – ông Amelyn Bravo phát biểu, một người nuôi và thu mua tôm ở Negros Occidental. Tháng 5 và tháng 6 là những tháng bán hàng kém nhất.
Theo Gina Regalado, INTAG Foods Inc, nhu cầu của thị trường nội địa đang được mở rộng. Bên cạnh sự hồi hương của người Philippines làm việc ở nước ngoài, còn có những trung tâm dịch vụ. Gần đây đã tạo nên một nhóm những người có thu nhập cao. Ngày nay điều quan trọng là thỏa mãn nhanh nhu cầu của người tiêu dùng với thực phẩm được chuẩn bị sẵn và sản phẩm tôm đông lạnh có thể được cung cấp bởi các nhà sản xuất địa phương.
Tín hiệu tốt trong năm 2013
Sản xuất không chỉ có nghĩa là phát triển đi lên mà còn phải xây dựng, củng cố các trại sản xuất giống và các trại nuôi thương phẩm. Đã có 11 trại giống đăng ký nhập khẩu giống tôm sạch bệnh để gây giống và sản xuất tôm giống (post larvae). Sản lượng sản xuất giống tôm (PL) hiện nay khoảng 200 triệu con/ tháng trong khi nhu cầu thị trường ước đạt 120 triệu con/ tháng. Có khoảng 13 trại giống tôm sú đã có giấy phép chứng nhận. Dựa vào số lượng tôm giống bán, ước chừng sản lượng tôm thẻ khoảng 40.000 tấn trong năm 2013. Sự chuyển giao của các trại giống tôm hiện nay đã cao hơn khi nông dân áp dụng chu kỳ nuôi 75 ngày đối với nuôi quảng canh và 90 ngày đối với nuôi thâm canh để đạt tôm cỡ 70 con/ kg.
Thả giống đúng thời điểm ở những khu vực như ở Negros nhưng ở những thời điểm khác phải thả giống chỗ khác. Giống tôm cũng có thể được cung cấp ở những trại giống chưa được chứng nhận và được bán với giá 8 centavos (1.8 USD/ 1000 PL) so sánh với giá trung bình là 25 Peso (5.67 USD/ 1000 PL) ở những trại giống đã được chứng nhận.
Trong trường hợp của tôm thẻ chân trắng, mật độ thả giống trong khoảng 80-120 PL/m2 ở những nông trại xung quang General Santos. Xung quanh Bacolod ở Negros Occidental, các trại thả giống với mật độ chỉ 80 PL/m2. Một số trường hợp đặc biệt chỉ thả nuôi với mật độ 40 PL/m2. Có một số báo cáo về những kĩ thuật nuôi tiên tiến như biofloc với mật độ thả nuôi 1000 PL/m2. Những trại nuôi tôm sú ở Zamboanga, Mindanao sử dụng những kĩ thuật nuôi truyền thống với mật độ 5-10 PL/m2 trong khi những trại nuôi thâm canh ở Cebu thả nuôi với mật độ 20 PL/m2.
Chi phí nuôi tôm thể trong khoảng 130-150 Peso/kg (2.9-3.4 USD/ kg) với tỉ lệ sống 70% và mật độ nuôi là 80 PL/m2. Thu hoạch bắt đầu khi tôm đạt trọng lượng 12-14 g/con. Các nhà sản xuất than phiền rằng họ gặp rất nhiều khó khăn về chi phí sản xuất như chi phí năng lượng (chiếm 30%), chi phí vận chuyển và chi phí thức ăn, cao nhất ở Châu Á.
Những nhà sản xuất hàng đầu bây giờ là Genaral Santos, Batagas ở Luzon và ở Visaya như ở Cebu, Bohol và Negros Occidental. Ở phía Bắc đảo Luzon, từ Pampangan, Bulacan đến Pangasinan, tôm thẻ được nuôi theo hình thức quảng canh. Charoen Pokphand là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu của Philippines, họ cộng tác với nhiều trại giống và các ao nuôi. Họ đang phát triển 100 ha ao nuôi tôm ở Davao ở Midanao. Một vài trang trại nuôi tôm đã tích hợp thành một hệ thống. Ở Bohol, Marcela Farm có trại giống, 200 ha của trại để nuôi để nuôi thương phẩm, chế biến và sản xuất thức ăn. Sản lượng hàng năm là 1.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Mật độ thả là 60-80 PL/m2. Marcela Farm cũng sản xuất giống tôm sú sạch bệnh (SPF) từ tôm bố mẹ ở Moana.
Trong buổi thuyết trình về “7 phương pháp để có sản lượng tốt hơn”, Constantine Tanchan – một người nuôi và doanh nghiệp trẻ, đưa ra những kinh nghiệm về cách quản lý nuôi tôm thẻ. Tanchan quản lý trại ở Pinamungajan và Asturias ở Cebu và San Carlos City, Negros Occidental và sản xuất 100 tấn/ tháng. Trong năm 2013, anh ấy mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách mua lại những trại bỏ hoang và chuyển sang nuôi tôm thẻ. Tanchan khuyến cáo thả giống 80PL/ m2 (7.62 g) so sánh với kích cỡ trung bình 6.4g trong 6 ao thả nuôi 100 PL/m2.
Tanchan giải thích với mọi người cách 7 phương pháp của mình để thành công. Điều đầu tiên là chuẩn bị ao bằng cách phơi nắng, loại bỏ bùn, cày xới và giới hạn bùn ở mức 10-15 tấn/ ha như là một bước tiêu chuẩn. Phơi nắng giúp cải thiện khả năng oxy hóa đất, trong khi đối với bạt lót HDPE, điều đó vô hại. Theo Tanchan, sự tập trung nên theo 2 bước; chất lượng giống và quản lý thức ăn. Giống tôm nên được sử dụng ở những trại uy tín. Anh ấy nói rằng: “Thời điểm tốt nhất để dự đoán sản lượng của một vụ nuôi là 3 tuần sau khi thả nuôi”.
Về thực hành quản lý thức ăn, Tanchan sử dụng thức ăn của CP và tuân thủ theo khuyến cáo về cách cho ăn trong 30 ngày đầu tiên từ khi tôm bắt đầu bắt mồi từ sàng ăn. Bắt đầu theo dõi lượng thức ăn ở sàng ăn một cách nghiêm ngặt. Hệ số chuyển đổi thức ăn của những ao nuôi của anh ấy trong khoảng 1.3-1.4. Luôn luôn nhớ rằng cho ăn ít luôn tốt hơn cho ăn quá nhiều. Thậm chí khi tôm bắt mồi một cách mạnh mẽ, cũng không nên vượt ngưỡng 125% của tỉ lệ tính toán được.
Một phương pháp khác là quản lý chất lượng nước, thực hành an toàn sinh học. Trong những ao nuôi, anh ấy duy trì hàm lượng Oxy hòa tan ở mức trên 3 ppm, bằng cách bổ sung thêm 2 guồng quạt nước, độ mặn 10-15 ppt, pH không thấp hơn 7.5, NH3 thấp hơn 4ppm, vi khuẩn không nhiều hơn 25 CFU/ ml và độ kiềm luôn cao hơn 125 mg/ ml. Trong an toàn sinh học, Tanchan khuyến cáo người mua phải cảnh giác, họ có thể trở thành tác nhân lan truyền bệnh đốm trắng (WSSV) và các bệnh dịch khác.
Theo VINHTHINH BIOSTADT, 22/10/2014 ,